3 bộ phận mẹ bầu nên làm sạch trước khi đi sinh để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé
Vùng kín
Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi, kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Âm đạo tiết dịch nhiều hơn khiến môi trường trong âm đạo trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn và nấm gây nên các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ.
Vì vậy, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu cần lưu ý:
- Không tắm trong bồn tắm quá lâu. Không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.
- Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ cho vùng kín luôn được khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.
- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì nó dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.
Bên cạnh đó, trước khi sinh con, mẹ bầu nên tỉa sơ bằng kéo nếu lông vùng kín quá rậm rạp. Thời điểm thích hợp nhất là 7 ngày trước khi sinh để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da. Nếu không mẹ bầu có thể nhờ các y tá, hộ lý giúp đỡ trước khi vào phòng sinh.
Móng tay, móng chân
Sau khi sinh, mẹ bầu sẽ được tiếp xúc ngay với em bé. Lúc này tay sẽ là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với con. Sau đó sẽ là cho con bú, hút sữa, thay quần áo cho bé... Làn da của con rất mỏng manh nên hãy đảm bảo móng tay không sắc nhọn hay bị bẩn trước khi chăm sóc bé.
Bên cạnh đó, móng tay, móng chân của mẹ nếu để quá dài sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, nhất là vi khuẩn về đường ruột và gây tổn thương cho bé khi tiếp xúc bởi da bé vẫn còn rất mỏng. Do đó, khi vệ sinh trước khi sinh đẻ, mẹ đừng quên cắt móng tay gọn gàng, móng chân và bôi sạch màu sơn trên móng.
Làm sạch nhũ hoa
Sau khi sinh vài giờ, mẹ đã có thể cho em bé bú. Chính vì vậy khi vệ sinh trước khi sinh đẻ mẹ cần vệ sinh nhũ hoa sạch sẽ trước khi sinh. Việc làm này cũng sẽ giúp mẹ không bị tắc tuyến sữa sau khi sinh.
Mẹ nên sử dụng bông tắm mềm để chà nhẹ nhàng hai bên nhũ hoa, tránh chà mạnh bằng đầu móng tay vì có thể làm tổn thương đầu nhũ hoa của mình.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...