3 bí quyết ăn mì ăn liền mà vẫn cân bằng dinh dưỡng
Thế nhưng, có người chỉ cần nghe tên gọi của món ăn này thôi là đã thốt lên "ôi ăn mì nóng lắm, không đủ dinh dưỡng đâu...". Cũng chính bởi quan niệm này mà nhiều người dù thích ăn những vẫn hạn chế sử dụng hoặc chỉ dùng khi bận rộn.
Mì ăn liền là thực phẩm được sử dụng phổ biến trên thế giới
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mì ăn liền được làm từ thành phần chính là bột lúa mì, và các thành phần trong gói gia vị như rau, củ sấy các loại, bột nêm, dầu tinh luyện, tôm, thịt gà, thịt heo sấy…. Với những nguyên liệu này, mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc như bún, phở... nên mọi người hoàn toàn có thể thêm vào chế độ ăn của mình, miễn sao đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng .
Bí quyết kết hợp thực phẩm trong mì ăn liền để bữa ăn đa dạng và cân bằng dinh dưỡng
Thực tế, thực phẩm không phải là nguyên nhân gây nóng cho cơ thể. Cơ thể mỗi người không giống nhau, có người thể hàn (mát) cũng có người thể nhiệt (nóng), nên khi ăn các thực phẩm sẽ có những cảm nhận khác nhau. Hơn nữa, cảm giác "nóng" sau khi ăn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.
Chuyện ăn uống nên phù hợp với cơ thể mỗi người và quan trọng nhất là phải cân bằng. Nếu biết kết hợp thực phẩm đúng cách, mì ăn liền cũng có thể trở thành một món ăn ngon, dinh dưỡng và bạn có thể ăn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
Mách ngay cho bạn công thức theo gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng khi chế biến mì ăn liền như sau:
Buổi sáng: Mì bò bằm xốt cà chua
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, món mì ăn liền xốt bò bằm này rất thích hợp cho bữa sáng, nguyên liệu kết hợp bên trong có thể đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C, vitamin A, khoảng đến 20% canxi khuyến nghị trong 1 ngày cho 1 người trưởng thành cần đến.
Bữa trưa: Mì bò hầm hạt sen
Với bữa trưa cần cung cấp đủ dinh dưỡng cho các hoạt động trong buổi chiều đầy năng lượng, Theo BSCKI Đào Thị Yến Thủy - Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bạn có thể kết hợp mì ăn liền với củ sen, đậu Hà Lan, đuôi bò và các gia vị khác, với món ăn này không những giúp bạn ngon miệng vào bữa trưa và thực đơn của bạn sẽ đa dạng hơn rất nhiều.
Bữa tối: Salad mì giòn tan
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món mì ăn liền này vừa đem lại đủ dưỡng chất từ chất xơ đến tinh bột, protein... với lượng vừa phải giúp bạn ngon miệng lại "nhẹ bụng", không lo ảnh hưởng giấc ngủ.
Tóm lại, có rất nhiều công thức để chế biến món ăn với mì ăn liền đa dạng, hấp dẫn. Hãy luôn đảm bảo kết hợp có đủ chất xơ (từ các loại rau xanh), protein (từ trứng hay thịt) và các loại rau gia vị khác là bạn đã có một món ăn ngon miệng lại cân bằng cả về dinh dưỡng và tâm trạng khi thưởng thức. Các chuyên gia đều cho rằng, thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng trong ăn uống sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống khỏe mạnh và vui vẻ hơn. Vì vậy, đừng vì những hiểu lầm như"mì ăn liền là món nóng" mà xa lánh nó nhé, bạn sẽ mất một món ăn ngon lành lại đủ dinh dưỡng đấy!
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...