11. Thợ làm tóc

Thợ làm tóc là một trong những nghề nghiệp dễ gây nguy cơ ung thư - Ảnh minh họa: Internet

Các amin thơm trong một số thuốc nhuộm tóc có thể khiến các thợ làm tóc tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Một nghiên cứu gần đây cho thấy các amin thơm này còn có mặt trong máu của thợ làm tóc.

Để giảm thiểu rủi ro, nhân viên làm tóc nên đeo găng tay bất cứ khi nào sử dụng các sản phẩm hóa học và nên làm việc ở những nơi thông thoáng.

12. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Research đã phát hiện ra rằng phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp đôi khi làm việc trong phòng thí nghiệm lâm sàng.

Nhân viên phòng lab thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, dung môi độc hại - Ảnh minh họa: Internet

Nếu phụ nữ làm việc với các dung môi hữu cơ như benzen trước khi sinh con đầu lòng, nguy cơ ung thư của họ tăng thêm 40%. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy nguy cơ gia tăng ung thư tương tự với công nhân nhà máy và người dọn dẹp nhà cửa.

13. Sản xuất cao su

Ngành công nghiệp sản xuất cao su sử dụng một lượng lớn dung môi hữu cơ - Ảnh minh họa: Internet

Làm việc trong các nhà máy sản xuất lốp xe, găng tay cao su và dây cao su làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàng quang, dạ dày, máu, bạch huyết và các bệnh ung thư khác. Các chất gây ung thư bao gồm benzen và các dung môi khác, amiăng, formaldehyde.

14. Sản xuất nhựa

Nhựa đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới trong nhiều thập kỷ. Những người làm việc trong ngành sản xuất nhựa có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn bao gồm gan, thận, máu, phổi và thanh quản. Nguyên nhân chủ yếu do tiếp xúc lâu dài với cadmium, vinyl clorua, trichloroethylene và asen.

Người làm việc trong ngành sản xuất nhựa có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, phụ nữ làm việc trong ngành sản xuất nhựa có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 5 lần do tiếp xúc với các chất gây ung thư làm rối loạn nội tiết tố.

15. Sản xuất nhôm

Những người làm việc trong ngành sản xuất nhôm thường xuyên tiếp xúc với hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất crom, hợp chất niken, kim loại nặng, từ trường tĩnh điện cao, amiăng và formaldehyde đôi khi cũng có mặt trong quy trình sản xuất.

Sản xuất nhôm cũng là một trong những ngành nghề yêu cầu công nhân phải tiếp xúc với kim loại nặng - Ảnh minh họa: Internet

Thêm vào đó, Dioxin (tương tự chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam) cũng được hình thành ngoài ý muốn trong quá trình sản xuất hóa chất cũng như trong sản xuất nhựa vinyl và thuốc trừ sâu.

16. Công nhân xây dựng

Công nhân xây dựng có nguy cơ mắc ung thư phổi và ung thư biểu mô do phơi nhiễm với amiăng được tìm thấy trong các tòa nhà cũ. Họ cũng có nguy cơ mắc khối u ác tính cao hơn so với u lành tính.

Công nhân xây dựng có nguy cơ mắc khối u ác tính cao hơn so với u lành tính - Ảnh minh họa: Internet

Nghề xây dựng yêu cầu công nhân phải tiếp xúc với benzen và asen (được tìm thấy trong sơn), có liên quan đến bệnh bạch cầu và ung thư hạch.

17. Thợ sửa ô tô

Thợ sửa ô tô tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư tương tự như công nhân xây dựng: Asen, amiăng, benzen và cả tetrachloroethylene. Các chất này có liên quan đến thực quản, thận, bàng quang và ung thư cổ tử cung.

Thợ sửa ô tô tiếp xúc với nhiều chất gây ung thư tương tự như công nhân xây dựng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, khí thải diesel là chất gây ung thư, làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bàng quang, thanh quản, thực quản và ung thư dạ dày.

18. Dịch vụ giặt khô

Quần áo giặt khô không gây nguy hiểm cho người mặc  - Ảnh minh họa: Internet

Tetrachloroethylene cũng được sử dụng trong giặt khô. Vì vậy, những người lao động trong ngành này cũng giống như công nhân ô tô, họ đối mặt với nguy cơ ung thư gia tăng. Tuy nhiên, điều này không được coi là nguy hiểm đối với những người mặc quần áo giặt khô.

19. Người quản lý nhà xác hoặc làm dịch vụ tang lễ

Formaldehyde là hóa chất được sử dụng để bảo quản xác - Ảnh minh họa: Internet

Theo một số nghiên cứu, những người làm công việc này có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy vì phải tiếp xúc với formaldehyde thường xuyên.

20. Phi hành gia

Một trong các nghề nghiệp dễ dẫn đến nguy cơ ung thư nhất mà ít ai nghĩ đến đó là phi hành gia. Khi các phi hành gia rời khỏi bầu khí quyển và từ trường bảo vệ của Trái đất, họ tiếp xúc với một lượng bức xạ không gian ion hóa đáng kể và nguy hiểm.

Đây là một trong những công việc nguy hiểm nhất trên thế giới - Ảnh minh họa: Internet

Điều này tương tự với những gì phi công và tiếp viên hàng không trải qua. Tuy nhiên, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) cho biết cấp độ mà họ phải chịu cao hơn nhiều, tương đương với 150 đến 6000 tia X. Điều đó khiến các phi hành gia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư, bệnh phóng xạ, bệnh thoái hóa xương và các tình trạng rối loạn ở hệ thần kinh trung ương.

Công nghệ hiện tại sẽ không làm được gì nhiều để bảo vệ các phi hành gia khỏi bức xạ vũ trụ thiên hà và các đột biến tế bào của nó. Họ có thể không bị ung thư nhưng đây là một trong những công việc nguy hiểm nhất trên thế giới.

Nếu bạn đang làm một trong những nghề nghiệp dễ gây nguy cơ ung thư kể trên, hãy thường xuyên chú ý đến sức khỏe của bản thân thông qua việc khám sức khỏe định kỳ.

Nguồn: https://www.rd.com/health/conditions/jobs-increase-cancer-risk/