2 tháng tuổi đã mọc răng?
Tôi băn khoăn sao cháu lại mọc răng sớm như vậy và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Nguyễn Quỳnh Nga ((Hà Nội)
Bác sĩ Đỗ Văn Cẩn, phụ trách khoa Răng-Hàm-Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương, trả lời:
Việc mọc răng sớm có nhiều nguyên nhân, chị nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Các bác sĩ cần thăm khám, xác định tình trạng rồi đưa ra kết luận xử lý hay điều trị.
Thông thường, răng của trẻ sơ sinh nằm ở trong xương và bắt đầu mọc ra ngoài khi trẻ từ sáu tháng tuổi. Nhưng ở một số trẻ có hiện tượng bất thường, đó là mầm răng không nằm ở bên trong mà mọc bám ngay ở lợi nên khi sinh ra răng của trẻ đã trồi ra phía bên ngoài.
Răng này có đặc điểm là bám không chắc, lỏng lẻo và có thể gây nhiều biến chứng. Cụ thể như trẻ gắt gỏng, quấy khóc, khó ngậm vú mẹ. Đặc biệt, do cấu tạo răng không chắc nên có thể bị vỡ hay rơi vào đường thở của trẻ, gây tình trạng ngạt thở hoặc nguy hiểm hơn là ảnh hưởng tới tính mạng nếu không phát hiện kịp thời. Trường hợp này, cần phải nhổ bỏ răng mọc sớm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khác, có thể trẻ từ hai đến ba tháng có răng mọc sớm nhưng vẫn bám chắc chắn trong xương nên bác sĩ chỉ khuyến cáo theo dõi chứ không can thiệp. Nếu cha mẹ phát hiện con có các biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, kém phát triển thì lúc đó các bác sĩ sẽ tư vấn và tính tới việc nhổ bỏ răng khi thực sự cần thiết.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.