14 thói quen tồi tệ nhất khiến sức khỏe tụt dốc, ham muốn "lặn mất tăm"
1.Cắn móng tay: Thói quen này khiến cho bàn tay trở nên xấu xí và theo thời gian, có thể cản trở sự phát triển của móng bình thường, làm hỏng lớp ngoài của răng và gây biến dạng móng. Các vi khuẩn có hại như tụ cầu khuẩn cũng sống bên dưới móng tay và chắc chắn bạn sẽ không muốn nuốt chúng vào miệng.
2. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da hết hạn: Hãy loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt trừ khi bạn muốn da mình bị mụn, khô và lão hóa sớm.
3. Ăn uống theo cảm xúc: Nếu bạn thường cảm thấy thèm ăn mỗi khi căng thẳng, buồn chán hoặc cả khi vui vẻ sẽ khiến cơ thể bị quá tải chất béo, đường,… có thể dẫn đến béo phì, một nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim và tiểu đường.
Nếu bạn không thể ngăn chặn việc ăn vặt không kiểm soát, hãy tìm đến một chuyên gia sức khỏe tâm lý. Nếu thói quen này chưa quá khó bỏ, hãy học cách thay thế sự thèm ăn bằng các hoạt động giảm căng thẳng, chẳng hạn như đi bộ hoặc tập yoga.
4. Hiếm khi xỉa răng: Dùng chỉ nha khoa giúp ngăn ngừa bệnh về nướu (lợi) và giữ cho răng miệng luôn đẹp, thậm chí có thể ngăn chặn các bệnh không liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Circulation cho thấy, người lớn tuổi mắc bệnh về răng miệng có xu hướng động mạch cảnh dày hơn, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Thêm vào đó, những người mắc bệnh nướu có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 63%, theo một nghiên cứu trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ.
5. Kiểm tra cân nặng quá thường xuyên: Chỉ số cân nặng không phản ánh mức độ khỏe mạnh của bạn.
Ngoài ra, cân nặng cũng không chỉ rõ trọng lượng ở hông, vùng bụng hoặc các bộ phận khác, đây mới là yếu tố chính dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim.
Trên thực tế, tỷ lệ giữa eo và hông là một yếu tố dự báo bệnh tim tốt hơn so với chỉ số khối lượng cơ thể, theo một nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Tây Nam của Đại học Texas ở Dallas.
6. Thờ ơ với các biểu hiện khởi phát của sức khỏe: Phát hiện các vấn đề sức khỏe trước khi chúng biến chứng nguy hiểm là điều rất quan trọng.
Chẳng hạn, tỷ lệ sống sót đối với ung thư vú là gần 100% khi được phát hiện ở giai đoạn đầu, nhưng chúng giảm xuống 20% khi phát hiện ung thư giai đoạn cuối, theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các bệnh thông thường có triệu chứng bất thường có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách: Viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị có thể dẫn đến sốt thấp khớp và viêm thận, bệnh bạch cầu đơn nhân có thể làm cho lá lách to ra và có thể bị vỡ, và nhiễm trùng tai có thể dẫn đến mất thính giác.
7. Ăn vặt buổi đêm: Theo một nghiên cứu của Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon, việc bổ sung lượng calo lớn vào buổi đêm sẽ gây ra nhiều tác hại xấu đối với sức khỏe.
Ăn vặt vào ban đêm cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho những người dễ bị ợ nóng, vì nằm xuống sau khi ăn giúp axit dạ dày dễ dàng chảy vào thực quản.
8. Ngủ không đủ giấc là một nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Việc thiếu ngủ không chỉ làm giảm sự tỉnh táo và khả năng tập trung mà còn gây hại cho sức khỏe của bạn một cách nghiêm trọng: giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể; nồng độ hormone tăng lên ảnh hưởng đến sự thèm ăn, kiểm soát trọng lượng và tâm trạng.
9. Bỏ qua ham muốn tình dục: Quan hệ tình dục rất tốt cho sức khỏe bạn. Nó giúp cải thiện tâm trạng, mối quan hệ và thậm chí cả hệ thống miễn dịch của bạn.
Sự sụt giảm estrogen do mãn kinh gây ra có thể dẫn đến khô âm đạo, cũng như nhiễm trùng nấm men. Đây là một vấn đề đối với nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người đã mãn kinh.
10. Không đổi mới hình thức tập luyện: Nếu bạn không bao giờ thay đổi thói quen tập thể dục, cơ thể sẽ thích nghi với nó sau thời gian dài và cơ bắp sẽ ngừng phát triển.
Một nghiên cứu của Đại học Florida đã phát hiện ra rằng, những người tập thể dục đa dạng loại hình có khả năng tập luyện thường xuyên hơn 15% so với những người gắn bó với cùng một thói quen.
11. Hút thuốc lá: Chắc hẳn bạn đã biết những rủi ro về sức khỏe liên quan đến hút thuốc (đau tim, ung thư phổi, khí phế thũng, ung thư miệng, cổ họng, dạ dày, bàng quang, thận và cổ tử cung,…).
12. Không sử dụng kem chống nắng: Tia UV dưới ánh nắng mặt trời làm hỏng DNA của làn da, làm tăng nguy cơ ung thư da (chưa kể các vết đen, đốm nâu, da chảy xệ và nếp nhăn).
13. Mặc đồ tập chưa đúng cách: Chris Freytag, chuyên gia thể dục khuyên rằng nên thay thế những chiếc áo phông đã cũ và giày thể thao không chuyên dụng nếu bạn không muốn “lợi bất cập hại”.
Đi nhầm giày sneaker trong lớp thể dục nhịp điệu có thể dẫn đến bong gân mắt cá chân, mặc áo ngực không được thiết kế chuyên biệt khi chạy bộ có thể gây ra vô số vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, 1 lưu ý rất nhỏ nhưng cũng đặc biệt quan trọng là nên đeo tất bằng chất liệu vải thấm nước bởi vì đi tất bị ướt có thể gây phồng rộp.
14. Nói dối về lịch sử bệnh tật của bản thân: Điều này có thể dẫn đến chẩn đoán sai bệnh, xét nghiệm không đầy đủ và thậm chí tương tác thuốc nguy hiểm.
Một nghiên cứu của Trường Y khoa Johns Hopkins đã kiểm tra thói quen uống thuốc của bệnh nhân sau khi được khám và điều trị. 73% bệnh nhân cho biết họ uống đủ thuốc được phát trong ngày, nhưng thực tế chỉ có 15% thực hiện đúng yêu cầu của bác sĩ.
Thậm chí 14% bệnh nhân đã bỏ đi hoàn toàn số thuốc được cấp nhưng nói dối là mình đã sử dụng.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....