12 thực phẩm cần thiết phải có trong thực đơn cho phụ nữ sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể chị em phụ nữ phải trải qua sự thay đổi lớn về thể chất và lượng hormone. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày để phục hồi cơ thể và tạo sữa nuôi con.
Theo MomJunction, phụ nữ sau sinh nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, đạm, sắt, canxi và khoáng chất dưới đây để nhanh chóng lấy lại phong độ sức khỏe và có được nguồn sữa chất lượng.
Mẹ sau sinh ăn gì để nhiều sữa?
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa bao gồm các loại sữa ít béo, sữa chua, phô mai là thực phẩm chính trong thực đơn của mẹ sau sinh. Nguồn thực phẩm này chứa lượng lớn canxi, protein, vitamin nhóm B. Hệ xương của mẹ sau sinh sẽ được cải thiện, ngăn ngừa tình trạng đau lưng sau sinh. Bé cũng sẽ được bú nguồn sữa mẹ giàu dưỡng chất. Đo đó, mẹ sau sinh nên uống ít nhất 3 ly sữa mỗi ngày.
Thịt nạc
Thịt nạc các loại (thịt heo, thịt gà, thịt bò...) giàu sắt, protein, vitamin B12 giúp tái tạo và bù đắp năng lượng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú.
Thịt chim bồ câu
Không chỉ tốt cho thai kỳ, thịt chim bồ câu còn chứa lượng đạm lành tính thích hợp cho các bà mẹ sau sinh. Chị em có thể hàm chim bồ câu cùng một số nguyên liệu lợi sữa ăn 1 - 2 lần mỗi tuần.
Cá
Các axit béo omega 3 trong cá giúp bé nhận được nguồn sữa mẹ dồi dào dưỡng chất, hỗ trợ não bộ phát triển tối ưu. Phụ nữ sau sinh có thể ăn các loại cá biển, cá đồng. Tuy nhiên cần chú ý ăn vừa phải cá biển nhằm tránh nguy cơ hấp thụ thủy ngân gây nhiễm độc cơ thể và nguồn sữa mẹ.
Quả sung
Loại quả này là thực phẩm nổi tiếng lợi sữa cho các bà mẹ sau sinh. Sung giàu chất xơ, protein, vitamin và chất khoáng. Chị em có thể ăn canh sung hầm với móng giò, sung kho cá, gỏi sung để da dạng hóa thực đơn sau sinh.
Các loại đậu
Các loại đậu (đậu đen, đậu tây...) cung cấp nguồn protein thực vật dồi dào cho mẹ sau sinh. Họ nhà đậu giúp mẹ mau chóng tái tạo năng lượng, tiết sữa nhiều cho con bú.
Rau lá xanh
Rau lá xanh cung cấp vitamin A, vitamin C, sắt, canxi. Mức năng lượng thấp cũng thành phần chất chống oxy hóa cao giúp cơ thể mẹ sau sinh sớm phục hồi. Lượng sữa tiết ra nuôi con cũng tăng dần theo tuần. Do đó, bà bầu nên tích cực ăn các loại bông cải xanh, cải bó xôi, rau đay, rau dền và đa dạng các loại rau khác.
Cơm
Những chén cơm trắng nóng hổi trong bữa ăn của phụ nữ sau sinh giúp não bộ nhận được lượng carbohydrate nhất định. Ăn cơm cũng giúp lượng sữa mẹ gia tăng nhanh chóng sau sinh.
Trứng
Trứng giúp lượng sữa mẹ tiết ra giàu DHA, chất béo lành mạnh tốt cho não bộ trẻ sơ sinh. Phụ nữ sau sinh có thể thêm các món trứng vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để bổ sung đủ dinh dưỡng.
Cam
Cam và một số trái cây họ cam quýt khác giàu vitamin C có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch phụ nữ sau sinh. Cam cũng là một trong những loại trái cây giàu canxi, tốt chệ xương răng của mẹ và trẻ sơ sinh.
Nghệ
Nghệ giàu vitamin và các khoáng chất như kali, mangan, magie và chất xơ. Tinh chất trong nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chữa trị vết thương, tốt cho phụ nữ sau sinh mổ và những chị em có tiển sử đau dạ dày. Do đó, mẹ sau sinh nên thường xuyên ăn các món ăn chế biến từ nghệ, pha bột nghệ cùng một ly sữa nóng trước khi ngủ để kích thích lượng sữa nuôi con tiết ra nhiều hơn.
Gừng
Gừng chứa nhiều vitamin B6, vitamin E, sắt, kali, mangan, selen. Đặc tính của gừng sẽ giúp cơ thể phụ nữ sau sinh bồi bổ sức khỏe, phục hồi khí khuyết, chống viêm hiệu quả.
Nhiễm sán chó là gì?
Thời gian gần đây, tôi hay bị nổi các mẫn ngứa rải rác toàn thân, lúc có lúc không. Uống thuốc thì hết rồi vài tuần sau lại bị. Tôi có đi xét nghiệm máu và được cho biết là nhiễm sán chó, bệnh này có nguy hiểm không? Độc giả Hoàng Thuận
Bị đau đầu uống trà gừng được không?
Người bị đau đầu nên đi thăm khám để được tư vấn về việc nên uống trà gừng hay không.
Nhiệt miệng kéo dài, tái phát liên tục: Dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, do vậy nhiều người hay nhầm lẫn là bị nhiệt miệng hoặc viêm loét miệng thông thường.
Ung thư dạ dày có uống sữa được không?
Người bệnh ung thư dạ dày cần chế độ ăn cân bằng đủ dinh dưỡng để đề phòng tình trạng suy dinh dưỡng thường gặp ở bệnh nhân ung thư.