10 thực phẩm giúp giảm táo bón ở trẻ em
Nội dung bài viết:
Thực phẩm đẩy lùi táo bón ở trẻ?
Mặc dù có rất nhiều thuốc trị táo bón cho hiệu quả nhanh trên thị trường, nhưng cha mẹ không nên cho trẻ uống mù quáng, đặc biệt nếu trẻ bị táo bón thường xuyên. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi điều trị thuốc cho trẻ.
Chất xơ là một trong những thành phần mà hệ tiêu hóa của con người cần để hỗ trợ việc tống xuất các chất thải. Nếu cung cấp không đủ chất xơ thì táo bón sẽ xảy ra. Hiện nay, món ăn nhanh nhưng thiếu chất xơ như khoai tây chiên và sôcôla được sử dụng ngày càng nhiều trong bữa ăn hằng ngày của trẻ.
Phụ huynh nên tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho con bằng cách bổ sung một lượng chất xơ từ thực phẩm và uống nhiều nước. Mỗi bữa ăn nên có trái cây và rau quả tươi, các loại ngũ cốc nhiều chất xơ hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
Tuy khó khăn lúc đầu nhưng về lâu dài thì lợi ích mà chế độ ăn này mang lại là rất nhiều, chính bố mẹ phải giúp trẻ từ bỏ các thực phẩm không lành mạnh và chuyển sang chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ. Sau đây là một số loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ bị táo bón:
Mận
Mận rất giàu chất xơ, vitamin A và kali, do đó rất tốt để trị táo bón. Đặc biệt, mận chứa sorbitol, một chất nhuận tràng tự nhiên trong cơ thể. Nếu không sử dụng mận tươi, bố mẹ có thể thay thế bằng mận khô cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan và hòa tan.
Quả lê
Đây là một trong những chất nhuận tràng tự nhiên tốt nhất để gia tăng sự di chuyển của phân trong lòng ruột. Một quả lê cung cấp khoảng 5.5 g chất xơ. Ngoài ra, lê còn là một nguồn Vitamin C tuyệt vời. Thay vì cho trẻ ăn các món tráng miệng có hàm lượng calo cao, hãy thử thay bằng một quả lê chín ngon và ngọt.
Bông cải xanh
Với đầy đủ các chất xơ, bông cải xanh giúp sẽ giúp tăng nhu động ruột. Ngoài ra, bông cải xanh còn sở hữu các đặc điểm giúp ngăn ngừa ung thư tuyệt vời. Khi sử dụng nên ăn sống vì nhiệt độ cao làm giảm hàm lượng chất xơ. Nhưng nếu bé thích bông cải được nấu chín thì mẹ có thể hấp, luộc hoặc nướng cho bé. Một chén bông cải xanh luộc chứa khoảng 5.1 gram chất xơ.
Hạt lanh
Loại hạt này rất giàu axit béo omega-3 và rất nhiều chất xơ. Trẻ có thể ăn hạt lanh khi bụng đói. Nếu dùng hạt lanh như một cách chữa táo bón, chị em nên lưu ý rằng dầu hạt lanh khác với hạt lanh vì dầu hạt lanh không giúp điều trị táo bón.
Cà rốt
Cà rốt nên ăn sống là tốt nhất. Các cách chế biến sẽ hàm lượng chất xơ mất rất nhiều.
Các loại đậu
Các loại đậu không chỉ chứa chất xơ mà còn là một nguồn giàu chất sắt và đạm, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh cho con trẻ. Chị em có thể sử dụng các loại đậu bao gồm đậu đen, đậu thận và các loại đậu khác cho chế độ ăn uống của trẻ.
Đậu thận chứa khoảng 14 gram chất xơ mỗi chén. Đậu xanh chứa 11 gram chất xơ trong một chén. Chị em nên kết hợp đậu vào món salad, làm nước sốt hoặc nấu súp với rau.
Trái đào
Dù ở dạng khô hoặc tươi, đào luôn là nguồn chất xơ tốt. Đào là một loại trái cây vừa ngon vừa giàu chất xơ. Lợi ích từ quả đào sẽ tốt nhất nếu trẻ ăn cả vỏ lẫn thịt đào, vì vỏ có chứa một lượng chất xơ rất lớn. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo vỏ đào thật sạch trước khi cho con ăn trực tiếp.
Quả sung
Quả sung làm phân của trẻ mềm hơn. Nếu chưa từng sử dụng, chị em đã sẽ bỏ lỡ một trong những thực phẩm tốt nhất trị táo bón cho trẻ em.
Ngũ cốc nguyên hạt
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt nên có trong chế độ ăn cho trẻ là lúa mạch, yến mạch, bắp và hạt kê. Ngũ cốc nguyên hạt có thể điều chỉnh các vấn đề rối loạn tiêu hóa và thúc đẩy hoạt động đường ruột khỏe mạnh.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến cho trẻ bao gồm gạo lứt, bỏng ngô, bột yến mạch… Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt còn là nguồn cung cấp tuyệt vời các khoáng chất, vitamin…
Trái dứa
Nước ép dứa được xem là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, giúp trẻ có nhu động ruột tốt hơn. Dứa giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa và tránh táo bón. Chị em có thể tự làm nước ép tại nhà hoặc cho bé ăn dứa như một loại hoa quả.
Trẻ nên cung cấp bao nhiêu chất xơ?
- Trẻ 1-3 tuổi: 19 gram chất xơ mỗi ngày.
- Trẻ 4-8 tuổi: 25 gram chất xơ mỗi ngày.
- Trẻ gái từ 9-18 tuổi: 26 gram chất xơ mỗi ngày.
- Trẻ trai từ 9-18 tuổi: 38 gram chất xơ mỗi ngày.
Lợi ích mà thực phẩm giàu chất xơ mang lại cho trẻ em
Chất xơ đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy chức năng hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể và làm tăng nhu động ruột. Thực phẩm giàu chất xơ còn giúp no lâu, tránh cho trẻ ăn quá nhiều.
Việc sử dụng chất xơ cùng lượng nước đầy đủ sẽ thúc đẩy thức ăn đi qua ống tiêu hóa dễ dàng và ngăn ngừa táo bón. Chất xơ cũng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, bệnh tim, đái tháo đường và rối loạn tiêu hóa.
Chất xơ còn phòng ngừa bệnh trĩ, sỏi mật và hội chứng ruột kích thích (IBS). Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ rối loạn trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét ở trẻ em.
Chất xơ hòa tan có trong các loại trái cây giúp nâng cao sức khỏe của tim. Sử dụng chất xơ hằng ngày giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) và giảm nguy cơ mắc bệnh các bệnh mạch vành, đái tháo đường và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu chứng minh chế độ ăn giàu chất xơ có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày, vòm miệng, đại trực tràng và hầu họng.
Chất xơ còn giúp loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể, giúp chị em có được một làn da khỏe mạnh.
Một số cách để thêm thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống của trẻ
Bổ sung chất xơ không có nghĩa là chị em chỉ cho trẻ ăn các loại hạt, trái cây hoặc rau xanh. Dưới đây là một số mẹo hiệu quả có thể giúp bố mẹ kết hợp chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày của trẻ:
- Bổ sung một loại ngũ cốc giàu chất xơ vào bữa sáng hàng ngày của bé.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây giàu chất xơ như táo, cam, lê, sung hoặc mâm xôi. Đừng gọt vỏ của một số quả như táo và lê để có lượng chất xơ đầy đủ nhất.
- Bổ sung một hoặc hai loại rau vào chế độ ăn cho con. Các loại rau có lượng calo thấp và một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng phong phú sẽ giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển.
- Thêm đậu vào các món như salad, pizza và súp.
- Thêm trái cây khô, các loại hạt vào các món như sữa chua.
- Thay thế gạo trắng bằng các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt khác như bột yến mạch hoặc lúa mì. Chị em cũng có thể cho trẻ ăn gạo lứt hằng ngày.
- Khuyến khích đứa bé ăn trái cây thay vì uống nước trái cây.
Việc thêm các thực phẩm trên vào chế độ ăn sẽ giúp trẻ tránh khỏi táo bón hiệu quả. Tuy nhiên khi đã thay đổi chế độ ăn cho bé nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, chị em hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thuốc phù hợp cho con.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...