10 tác dụng của quả bòn bon đối với sức khỏe, đặc biệt nhất với làn da phái đẹp
Nội dung bài viết
Tác dụng của quả bòn bon không chỉ nằm ở việc là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Bòn bon trong y học còn được nhìn nhận như một loại “thần dược” cho tim mạch và hệ tiêu hóa.
Quả bòn bon là quả gì?
Bòn bon hay dâu da đất có tên khoa học là Lansium domesticum. Đây là một loại trái cây nhiệt đới thuộc họ Xoan, có nguồn gốc từ Mã Lai. Quả bòn bon có hình tròn, vỏ dẻo, cơm màu trắng đục và chia thành 5-6 múi. Thịt bòn bon có vị hơi chua nhưng khi chín sẽ ngọt hơn, hạt bòn bòn khá đắng nên thường phải tách ra khi ăn.
Bòn bon chính vào khoảng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 và được bày bán nhiều nhất vào khoảng tháng 6, tháng 7. Đây là một loại đặc sản khá nổi tiếng của vùng núi tỉnh Quảng Nam, đặc biệt là ở ba huyện Đại Lộc, Quế Sơn và Tiên Phước.
Thành phần dinh dưỡng trong quả bòn bon
Giá trị dinh dưỡng của bòn bon là điều đã được khoa học công nhận. Theo tính toán của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g thịt bòn bon có chứa 0,8g đạm; 9,5g carbohydrates; 20mg calcium; 2,3 g chất xơ; 0,089 mg thiamine; 30 mg phosphorus; 1 mg ascorbic acid; 0,124 mg ribofl avine và rất nhiều vitamin A.
Bên cạnh đó, bòn bon còn chứa rất nhiều chất mang tính antioxydant như đường, chất béo, chất xơ, protein, vitamin B1, B2, B3, C, E có khả năng phòng bệnh tim mạch. Ngoài ra những khoáng tố có trong bòn bon như Ca, P, Fe… giúp cơ thể tăng lượng hồng cầu và có tác dụng phòng bệnh thiếu máu.
Không chỉ có thịt là ăn được mà rất nhiều bộ phận khác trong quả bòn bon tưởng như bỏ đi nhưng lại có giá trị làm thuốc rất cao. Người ta sử dụng vỏ và hạt bòn bon để làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh sốt rét, tiêu chảy, kiết lỵ. Ngoài ra, vỏ cây còn có thể sử dụng để chữa côn trùng cắn rất hiệu quả.
Tác dụng của quả bòn bon với sức khỏe
Phòng bệnh tim mạch
Bòn bon rất giàu vitamin B1, B2 có tác dụng loại bỏ đường và diệt trừ các gốc tự do gây nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong bòn bon còn tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu nên rất tốt cho những người thiếu máu.
Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Với một hàm lượng chất xơ rất lớn trong thành phần dinh dưỡng, bòn bon rất có ích cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Theo nhiều nghiên cứu, hàm lượng calo, sắt và khoáng trong bòn bon còn cao hơn cả táo và cam.
Kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể
Bòn bon có chứa rất nhiều vitamin C và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất giúp cơ thể kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu và phòng chống bệnh sỏi mật. Bên cạnh đó, nhờ có thiamin (B1) và riboflavin (B2), bòn bon trở thành liều thuốc chống lại chứng đau nửa đầu rất hiệu quả.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Cũng nhờ lượng vitamin C dồi dào, bòn bon còn có tác dụng bảo vệ những phần tử quan trọng với cơ thể như protein, carbohydrate, acid nucleic, chất béo… khỏi các gốc tự do, độc tố và chất ô nhiễm. Và điều này giúp cơ thể ngăn ngừa nguy cơ lão hóa sớm.
Chống oxy hóa
Trong quả bòn bon, người ta tìm thấy carotene – một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất. Chính vì thế, nếu cung cấp một lượng bòn bon vừa đủ, cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh nhờ carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ ung thư cao.
Tốt cho răng và nướu
Ngoài ra, vitamin C trong bòn bòn còn có tác động rất tích cực đối với nướu, giúp cơ quan này luôn hoạt động khỏe mạnh. Thêm vào đó, chất phốt pho có trong bòn bon cũng giúp bảo vệ men răng giúp răng chắc khỏe hơn.
Giúp cơ thể nhanh phục hồi
Cũng nhờ chất vitamin C trong thành phần dinh dưỡng, bòn bon giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp những người vận động nhiều nhanh chóng phục hồi sức khỏe, lấy lại thể trạng tốt nhất.
Giảm cân
Chất Carnitine trong bòn bon ngoài tác dụng chống oxy hóa thì còn có tác dụng đốt cháy chất béo trong cơ thể. Nhờ đó mà lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể sẽ giảm xuống và hiệu quả giảm cân cũng được nâng cao rất nhiều.
Làm đẹp da
Ngoài vitamin C, trong bòn bon còn chứa hàm lượng vitamin E cao và đây là một chất vô cùng tốt cho làn da. Vitamin E giúp duy trì và cải tạo độ đàn hồi, ngăn nguy cơ lão hóa và bảo vệ da khỏi tiêu cực tím rất tốt. Thế nên, đâu chỉ là một loại trái cây, bòn bon còn có tác dụng như một loại mỹ phẩm cho chị em phụ nữ.
Bòn bon rất tốt cho bà bầu
Với một hàm lượng chất dinh dưỡng rất lớn, quả bòn bon có rất nhiều lợi ích với bà bầu. Với một lượng vừa đủ, bòn bon giúp bà bầu tránh táo bón và ngăn ngừa nguy cơ ung thư trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, bòn bon cung cấp một lượng sắt và canxi cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi, giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và loãng xương về sau.
Bên cạnh đó, bòn bòn cũng giúp chị em dưỡng da một cách rất hiệu quả nhờ hàm lượng vitamin cao. Chị xem sẽ thấy hiệu quả giảm mụn, chống nám hay ngăn ngừa tàn nhang của bòn bòn là không gì sánh bằng. Chính vì thế, lợi ích của quả bòn bon với bà bầu là không thể xem nhẹ.
Lưu ý khi sử dụng quả bòn bon
Tác dụng của quả bòn bon đối với sức khỏe khiến loại thực phẩm này được xem như “thần dược” và được rất nhiều bà nội trợ chọn cho gia đình của mình. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thực phẩm này cần lưu ý một số điểm để đạt được hiệu quả cao nhất.
Không nên nhai hạt
Quả bòn bòn có nhiều múi nhỏ và bên trong mỗi múi lại có thêm những hạt nhỏ. Lời khuyên dành cho bạn là không nên ăn hạt bòn bon vì ngoài có vị đắng rất khó ăn, hạt bòn bòn còn có chứa một chất gọi là alkaloid, hơi độc khi ăn trực tiếp.
Không cắn vỏ
Dù được dùng làm thuốc nhưng cũng giống như hạt, vỏ quả bòn bòn có chứa độc tố khá cao nếu ăn trực tiếp. Theo nhiều nghiên cứu hóa học, chất acid lansium trong vỏ bòn bon rất độc với tim, ở liều cao còn có thể làm ngưng tim ếch. Vì thế không nên ăn trực tiếp hoặc cắn vỏ bòn bon khi ăn.
Người tiểu đường không ăn nhiều
Như đã nói ở trên, trong thành phần dinh dưỡng của bòn bon có chứa một lượng đường khá lớn nên sẽ không thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường dùng nhiều. Đối với người bình thường thì tốt nhất cũng không nên ăn nhiều vì rất dễ bị nặng bụng.
Cách nhận diện bòn bon bị sâu bệnh và ép chín
Bòn bon là một loại quả rất hay bị sâu bệnh quấy phá nên khi ăn phải quan sát kỹ để tránh ăn nhầm quả bị sâu. Bên cạnh đó, một số quả bòn bon bày bán trên thường bị tẩm thuốc thúc chín nên phải tinh ý lựa chọn để không mua nhầm.
Nếu chín tự nhiên, dưới đít quả sẽ có dấu châm kim li ti, cuống quả còn tươi và không có mủ. Trong khi đó, nếu bị thúc chín, bòn bon dù có màu vàng bóng rất đẹp nhưng không hề có dấu kim châm trên quả. Bên cạnh đó thì phần cuống thường thâm đen và còn rất nhiều mủ.
Ngoài ra, để nhận diện được bòn bon chín tự nhiên thì nên ăn thử vì bòn bon bị thúc chín sẽ không có vị ngọt thanh như bòn bon bình thường.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...