1. Đặt nhiều thứ không cần thiết vào trong nôi của bé

Bởi trong lúc nằm bé có thể xoay người hoặc vô tình va vào những vật mà bạn để trong nôi của bé. Bạn không nên đặt quá nhiều gối hoặc chăn bên cạnh bé bởi điều này có thể gây khó chịu và ngộp thở cho con.

Không nên đặt quá nhiều gối hoặc chăn bên cạnh bé bởi điều này có thể gây khó chịu và ngộp thở cho con.

Khi chuẩn bị nôi cho con không nên trang trí quá phức tạp. Hãy đặt con ngủ thẳng lưng,bé sẽ tìm được tư thế nằm thoải mái khi tự di chuyển.

 2. Để trẻ ngủ qua đêm

Rất nhiều bố mẹ khi đưa bé từ viện về nhà đã hồ hởi “khoe” rằng con mình ngủ liền mạch cả đêm. Tuy nhiên, điều này là không tốt chút nào. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Dù vậy, cơ thể trẻ bình thường vẫn cần ăn trong vòng từ 2-3 giờ mỗi lần, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên. Ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Hơn nữa, say giấc quá lâu sẽ khiến trẻ bị mất nước. Cha mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng một lần vào ban đêm.

Vậy đâu là thời gian thích hợp để trẻ ngủ xuyên đêm? Thời gian và lịch ngủ của trẻ sơ sinh không giống nhau. Do đó, nếu theo dõi qua 2 tuần đầu con tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể tận hưởng giấc ngủ của chính mình mà không cần đánh thức con dậy.

3. Không cho trẻ ăn theo nhu cầu

Rất nhiều bà mẹ mới sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc nên quyết định bắt buộc cho con ti theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: “Trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng. Chúng tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn”. Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh. Miễn là con ăn không quá 4 tiếng/ lần, mẹ nên để con tự quyết định lịch ăn của mình.

 4. Vệ sinh răng miệng cho bé

Trẻ sơ sinh không có răng nên không cần chăm sóc? Thực tế không như vậy. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thói quen vệ sinh răng miệng cho bé. Với trẻ ti sữa công thức, mẹ cần thường xuyên đánh lưỡi cho con với nước muối hàng ngày. Những tưa lưỡi đóng cặn ngày qua ngày có thể làm trẻ đau, chán ăn và hôi miệng.

Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung flo đầy đủ cho con. Flo là thành phần quan trọng trong cấu tạo răng, giúp răng chắc khỏe. Muốn con mọc răng sớm, mẹ nên chú ý bổ sung flo cho con hàng ngày. Flo thường có trong nước lọc hàng ngày con uống.

4. Sữa hộp sẽ khiến bé mắc táo bón
Chưa có nghiên cứu nào kết luận mối liên quan giữa số lần đi tiêu, tình trạng phân, số ngày bé không đi tiêu, dấu hiệu nôn (trớ) với hàm lượng sắt có trong sữa hộp; do đó, không thể kết luận sắt có trong sữa là thủ phạm gây táo bón ở bé. Không những thế, sắt là một trong những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

5. Dùng lò vi sóng để hâm sữa cho con trẻ

Không dùng lò vi sóng để hâm sữa cho con, thay vào đó bạn nên sử dụng một bát nước nóng. Trước khi cho con uống sữa, bạn nên nhỏ vài giọt vào bàn tay để đảm bảo sữa ấm vừa đủ, tránh gây bỏng miệng của con.

Trước khi cho con uống sữa, bạn nên nhỏ vài giọt vào bàn tay để đảm bảo sữa ấm vừa đủ.

6. Cho trẻ ăn quá nhiều đồ cùng thời điểm

Khi con được 6 tháng, các bà mẹ rất hào hứng cho bé làm quen với những đồ ăn cứng hơn ngoài sữa mẹ và bột. Nhưng vì đây là lần đầu tiên bé được ăn thức ăn, một số loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé như: sữa, trứng, đậu phộng, hạt cây, cá, sò, đậu nành...Do đó, các bác sĩ khuyên nên cho bé ăn cùng một loại thức ăn trong vòng 4-5 ngày, sau đó mới nên thử các loại khác để bé từ từ được làm quen và phát triển vị giác.

7. Cho bé tập đi sớm sẽ nhanh biết đi

Điều này không những sai mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé. Ép bé tập đi sớm có thể gây cản trở quá trình học đi của bé, bởi vì khi ấy, xương và cơ chân của bé còn yếu nên dễ bị tổn thương. Bạn nên để cho bé phát triển các kỹ năng theo cách tự nhiên nhất.

8. Không bế con lúc khóc 

Quan điểm tưởng như vô cùng đúng đắn này hóa ra đã lại “lỗi thời”. Trên thực tế, khi trẻ trên 4 tháng tuổi, con rất ít khi khóc không lý do. Nếu khi con khóc mẹ không vỗ về, lâu dần đúng là con sẽ không khóc nữa. Tuy nhiên khi đó, ta đã gián tiếp tạo một “lỗ hổng” trong tâm hồn trẻ.

Bế và ôm ấp dỗ dành khi con khóc sẽ giúp con hiểu được cha mẹ vẫn đang ở bên cạnh mình, từ đó tăng cường tình cảm, mối dây liên kết giữa cha mẹ và con.

9. Bổ sung vitamin cho bé lười ăn

Vitamin không thể thay thế thức ăn của bé vì chúng không chứa năng lượng. Trừ khi bé bị thiếu hụt vitamin thì bạn mới nên bổ sung vitamin cho bé, theo chỉ định của bác sĩ.

10. Đứng nhiều chân sẽ bị vòng kiềng

Sự thiếu hụt vitamin có thể dẫn tới chứng mềm xương và gây nên tình trạng “đôi chân vòng cung” ở bé. Một số trường hợp, phòng tránh tình trạng còi xương ở bé ngay từ đầu đồng nghĩa với việc sẽ giảm được nguy cơ chân vòng kiềng ở bé. Ngoài ra, phần lớn các bé hơn 1 tuổi thích kiểu đi choãi chân thay vì chụm chân. Thế đi này xuất phát từ kiểu cong chân khi bé còn nằm trong bụng mẹ nên phải mất một vài năm nữa, bé mới có dáng đi chuẩn.