10 mẹo giúp trẻ giải quyết xung đột hiệu quả
Trong khi người lớn có thể tranh cãi với một người bạn và sau đó làm lành mà không có vấn đề gì nhưng đối với trẻ em, điều đó không dễ dàng như vậy. Đôi khi, cha mẹ mắc sai lầm khi dạy con cách giải quyết những xung đột hàng ngày.
Giúp con xác định được cảm xúc của mình
Đôi khi chúng ta quên rằng trẻ em thực sự cũng cảm nhận được những cảm xúc giống như người lớn. Tuy nhiên, chung không có vốn từ vựng để diễn đạt. Thay vào đó, trẻ đối phó bằng cách thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài, có thể là biểu hiện trên khuôn mặt, than vãn, hoặc thậm chí thông qua trò chơi.
Vì vậy, điều quan trọng là khi trẻ đối mặt với xung đột, cha mẹ cần giúp trẻ xác định cảm xúc của mình.
Để làm được điều này, tốt nhất bạn nên hỏi trẻ những gì trẻ cảm thấy theo đúng cách, tránh những câu hỏi đơn giản với những câu trả lời mơ hồ và sử dụng những câu hỏi cụ thể để xác định cảm xúc. Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp trực quan và tương tác để trẻ liên kết cảm xúc của chúng với biểu hiện trên khuôn mặt thông qua biểu đồ cảm xúc trực quan hoặc nhiệt kế cảm xúc.
Tìm hiểu xem vấn đề xuất phát từ đâu
Sau khi chuyển hóa những cảm xúc, điều quan trọng là phải hiểu điều gì đã gây ra cảm xúc bộc phát đó. Ví dụ, đứa trẻ có thể cảm thấy tức giận vì anh chị của chúng không muốn chơi với chúng. Tuy nhiên, điều này có thể có một ý nghĩa sâu sắc hơn, vì có lẽ đứa trẻ cảm thấy rằng anh chị em của chúng không muốn chúng nữa hoặc anh chị đang đi chơi với những đứa trẻ khác và cảm thấy bị thay thế.
Đề ra các giải pháp khả thi
Một phần của việc giải quyết vấn đề nằm ở sự phát triển của sự đồng cảm, vì trẻ em phải phát triển khả năng đặt mình vào vị trí của người khác. Theo thời gian, chúng sẽ có thể nhận ra cảm xúc của mình và của người khác cũng như có thêm kỹ năng xã hội và biết cách lắng nghe.
Nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực
Đôi khi dường như đối với người lớn, việc hiểu được toàn cảnh của một vấn đề là điều tự nhiên và đơn giản. Tuy nhiên, đối với một đứa trẻ, điều đó không nhất thiết phải như vậy vì cuộc chiến với một người bạn có thể cảm thấy giống như ngày tận thế.
Vì vậy, điều quan trọng là giúp trẻ nhìn nhận mọi thứ để trẻ có thể rèn luyện sự đồng cảm hơn. Điều đó cũng sẽ giúp trẻ chậm lại để suy nghĩ nhiều hơn về bối cảnh, những gì người khác đang nói và ngoài những gì trẻ cảm thấy đã xảy ra.
Động não lên các ý tưởng
Mặc dù nghe có vẻ như một chiến lược chỉ có thể áp dụng trong môi trường làm việc, nhưng nó thực sự là một phương pháp khá linh hoạt. Nó có thể được sử dụng trong nhiều bối cảnh bên ngoài văn phòng để cải thiện kỹ năng giải quyết xung đột.
Sau khi trẻ giải thích vấn đề là gì, bạn có thể dùng bảng đen và mời trẻ đưa ra 3 ý tưởng về cách giải quyết vấn đề đó. Điều này giúp giải quyết xung đột dễ dàng hơn về lâu dài và giúp trẻ thực hành phương pháp.
Làm gương
Trẻ em học bằng cách bắt chước những đứa trẻ khác, giáo viên và trên hết là cha mẹ của chúng vì họ là những người gần gũi nhất. Hãy chỉ cho trẻ cách trở nên đồng cảm và đối mặt với các vấn đề ngay từ đầu, nhớ rằng chúng sẽ luôn xem cha mẹ mình là hình mẫu. Đó là lý do tại sao bạn nên cố gắng trở thành tấm gương tốt nhất có thể để tránh gửi những thông điệp trái ngược nhau và thực hành tất cả các quy tắc ứng xử mà chúng ta yêu cầu trẻ phải tuân theo.
Tạo một lọ que giải quyết vấn đề
Có một số cách sáng tạo để đưa ra các giải pháp khả thi cho các vấn đề trong tầm với của trẻ em. Cũng giống như việc bỏ tiền vào bình hay lọ, bạn có thể tạo ra lọ que giải quyết vấn đề.
Ví dụ, nếu con bạn có hiểu lầm với một người bạn cùng lớp và vẫn chưa có giải pháp rõ ràng, bạn có thể nói chuyện với con về những gì đã xảy ra và giúp con đưa ra phương án giải quyết xung đột. Khi con đã đi đến kết luận đó, giải pháp cho vấn đề sẽ được viết ra và đặt trong một cái lọ. Bằng cách này, khi trẻ gặp trường hợp tương tự, trẻ sẽ biết giải pháp khả thi nào có thể giúp chúng chỉ bằng cách dùng đến lọ.
Sử dụng giao tiếp hiệu quả
Một trong những chìa khóa để giải quyết vấn đề là giao tiếp, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải thực hành giao tiếp hiệu quả và quyết đoán với trẻ để chúng cũng học cách sử dụng nó trong tương lai.
Việc lắng nghe con cái của chúng ta là điều cần thiết để giúp chúng sắp xếp và gọi tên cảm xúc của chúng, vì vậy, bạn có thể củng cố cách sử dụng các cụm từ như “Con cảm thấy…” để diễn đạt những cảm xúc đó hoặc viết ra những điểm chính của cuộc trò chuyện. Đây thậm chí có thể là một công cụ tuyệt vời khi bạn không thể hiểu những gì con bạn đang cố gắng nói.
Không có gì tốt hơn một lời xin lỗi
Đôi khi thật khó để làm cho trẻ hiểu tại sao việc xin lỗi lại quan trọng đến vậy. Có nhiều cách để trẻ hiểu tầm quan trọng của một lời xin lỗi chân thành mà không cần phải ép trẻ làm điều gì đó mà trẻ không muốn hoặc không hiểu đầy đủ.
Chơi trò nhập vai
Ngoài việc bắt chước, trẻ em học thông qua chơi. Nhập vai là một công cụ tuyệt vời để kích thích khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng đồ chơi của con mình để tạo ra một tình huống và đưa ra các giải pháp khả thi để giải quyết nó.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...