Phụ Nữ Sức Khỏe

6 loại thực phẩm quen thuộc gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em

Các nghiên cứu cho thấy từ 36% đến 44% trẻ em có thể bị ít nhất một lần dị ứng do nhiều tác nhân gây bệnh như thức ăn, phấn hoa, lông thú cưng, nấm mốc hoặc côn trùng, trong đó dị ứng thức ăn là một nguyên nhân khá phổ biến.

Nếu bạn cắm một lọ hoa rất đẹp và mùi hương thơm nức dễ chịu nhưng đồng thời con bạn có các biểu hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi thậm chí sưng mí mắt, môi… hãy nghĩ đến khả năng trẻ bị dị ứng phấn hoa.

Hoặc khi trẻ ăn một món ăn mới, thường là thực phẩm chế biến sẵn, nếu trẻ có một vài biểu hiện lạ như khó chịu, nôn nao, ngứa họng… rất có thể trẻ bị dị ứng thực phẩm. Trong những trường hợp này, cha mẹ nên làm gì để ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra với sức khỏe của trẻ?

1. Nguyên nhân dị ứng ở trẻ em và các triệu chứng

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra một chất lạ (chẳng hạn như thức ăn, nọc ong hoặc phấn hoa) là "mầm bệnh" mà cơ thể cần chiến đấu. Mặc dù những tác nhân gây dị ứng này không thực sự có hại, nhưng cơ thể phản ứng với chất lạ này như thể chúng đang phản ứng với histamine nhanh chóng.

Có một số yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử gia đình, giới tính (trẻ em trai có nguy cơ cao hơn) và tiếp xúc với chất gây dị ứng. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), loại dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em là viêm mũi dị ứng. Loại dị ứng này bị kích hoạt khi trẻ hít thở các hạt nhỏ, chẳng hạn như mạt bụi hoặc phấn hoa nở theo mùa. Nó thường dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mắt.

Dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra một chất lạ.

Các triệu chứng dị ứng

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy trẻ bị sổ mũi hoặc ngứa, chảy nước mắt thường nghĩ đến dị ứng, nhưng có nhiều triệu chứng khác có thể gây ra do dị ứng. Các triệu chứng của con bạn cũng sẽ phụ thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của phản ứng miễn dịch mà chúng có.

Một số triệu chứng dị ứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Nếp nhăn do dị ứng (nếp gấp gần đáy mũi của trẻ)
  • Dị ứng shiners (quầng thâm, màu xanh da vùng dưới mắt)
  • Viêm da tiếp xúc (phát ban đỏ ngứa)
  • Mệt mỏi, ho khan, đau đầu
  • Nổi mề đay (phát ban đỏ ngứa xuất hiện và biến mất, thường gặp khi bị dị ứng thực phẩm)
  • Khó chịu đường ruột, bao gồm chuột rút, buồn nôn hoặc tiêu chảy
  • Ngứa mắt, ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng
  • Mắt đỏ, sưng húp, chảy nước mắt và ngứa

  • Chà xát mũi nhiều, chảy nước mũi với dịch trong
  • Hắt xì, nghẹt mũi, thở khò khè hoặc khó thở

    2. Các kiểu dị ứng

    2.1 Dị ứng theo mùa

    Các tác nhân cổ điển của dị ứng theo mùa bao gồm: Cỏ, cây cối, một số loại hoa… (cuối mùa xuân và đầu mùa hè) hoặc nấm mốc ngoài trời (mùa thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn sống và có thể quanh năm ở một số khu vực).

    Cha mẹ có thể đã biết con mình bị dị ứng theo mùa nếu các triệu chứng dị ứng của trẻ bắt đầu hoặc trở nên tồi tệ hơn mỗi năm trong một mùa cụ thể, mặc dù điều này đôi khi khó theo dõi. Các triệu chứng dị ứng theo mùa của con bạn thường cải thiện vào những ngày trời mưa nhưng tồi tệ hơn khi trời hanh khô và có gió vì các chất gây dị ứng theo mùa dễ lây lan hơn trong những điều kiện đó.

    2.2 Dị ứng trong nhà

    Mặc dù hầu hết những thứ gây dị ứng theo mùa đều ở bên ngoài, nhưng trẻ bị dị ứng quanh năm hoặc lâu năm có thể dị ứng với những thứ bên trong nhà bạn, chẳng hạn như lông động vật (dị ứng chó mèo), côn trùng như gián hoặc mạt bụi và nấm mốc trong nhà.

    Do đó, luôn kiểm soát những tác nhân gây dị ứng này là điều quan trọng để giảm bớt tình trạng dị ứng trong nhà của con bạn. Làm sạch và phủi bụi kỹ lưỡng, hạn chế hoặc không nuôi vật nuôi, loại bỏ nấm mốc... là những cách có thể để giảm tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh này.

    2.3 Dị ứng thực phẩm

    Theo Viện dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ (NIAID), khoảng 5% trẻ em bị dị ứng thực phẩm. Mặc dù một người có thể bị dị ứng với hầu hết mọi loại thực phẩm, nhưng đại đa số trẻ em bị dị ứng thực phẩm đều bị dị ứng với một trong những loại thực phẩm này:

    • Sữa bò
    • Trứng
    • Cá và động vật có vỏ
    • Đậu phộng
    • Đậu nành
    • Hạt cây
    • Lúa mì

    Nếu con bạn ăn một loại thực phẩm mà chúng bị dị ứng, thường trong vòng vài phút, trẻ sẽ xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng thực phẩm nào. Những phản ứng này có thể bao gồm phát ban, đau bụng và nôn mửa, trong một số ít trường hợp, phản ứng phản vệ đe dọa tính mạng, cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Vài loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho một số trẻ em.

2.4 Các tác nhân gây dị ứng khác

Ngoài thực phẩm, bụi và phấn hoa, thực phẩm thì các tác nhân gây dị ứng phổ biến khác có thể bao gồm các chất phụ gia trong thực phẩm hoặc thuốc. Vết côn trùng do ong, kiến... đốt cũng là một nguyên nhân gây dị ứng phổ biến. Một số trẻ cũng bị dị ứng với nhựa mủ, một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh như penicillin và thuốc sulfa hoặc một số loại cây.

3. Chú ý 6 loại thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), có khoảng sáu loại thực phẩm khác nhau gây ra 90% trường hợp dị ứng ở trẻ em, đó là sữa, trứng, đậu nành, lúa mì, đậu phộng và các loại hạt.

Bác sĩ dị ứng nhi khoa Nana Mireku giải thích rằng dị ứng với sáu loại thực phẩm này có xu hướng xảy ra sớm trong cuộc đời, thường là khi trẻ trước 24 tháng tuổi. Dị ứng với cá và động vật có vỏ là một trong những chất gây dị ứng hàng đầu ở người lớn, nhưng những dị ứng này có xu hướng xuất hiện trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ.

Sữa bò

Dị ứng sữa là một trong những bệnh dị ứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, một phần là do hầu hết trẻ nhỏ đều được tiếp xúc với sữa ngay từ khi còn nhỏ.

Purvi Parikh, một nhà miễn dịch học của Mạng lưới Dị ứng và Hen suyễn nói rằng, trong số các chứng dị ứng thực phẩm phổ biến ở trẻ em, dị ứng sữa và trứng là phổ biến nhất. Theo AAP, khoảng hai hoặc ba trong số 100 trẻ em dưới ba tuổi bị dị ứng sữa. Dị ứng sữa bò trước tiên có thể biểu hiện như rối loạn tiêu hóa ở trẻ đang uống sữa công thức làm từ sữa bò hoặc trẻ tiếp xúc với protein sữa bò qua sữa mẹ. Những trẻ này có thể bị nôn sau khi bú và có thể có các triệu chứng đầy hơi hoặc đau bụng. Một số trẻ cũng có thể bị ngứa da hoặc các triệu chứng chàm, nổi mề đay hoặc các vấn đề về hô hấp.

Theo TS.BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, dị ứng đạm sữa bò ở trẻ xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể cho rằng protein có trong sữa bò là thành phần có hại, từ đó cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể miễn dịch IgE có tác dụng trung hòa các protein này (chất gây dị ứng).

TS.BS Đào Thị Yến Phi
Trẻ dị ứng đạm sữa bò có nguy cơ mắc một số bệnh lý dị ứng khác như: Dị ứng với thực phẩm khác (trứng, đậu nành, đậu phộng, thịt bò, lạc…), viêm da cơ địa, hen và viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, dị ứng đạm sữa bò có tính chất di truyền, những trẻ có bố và/hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, mề đay, hen...

Trứng

Cùng với sữa bò, dị ứng trứng là một trong những dị ứng hàng đầu ở trẻ nhỏ. Hầu hết những người bị dị ứng với trứng, dị ứng với lòng trắng trứng hơn là lòng đỏ trứng. Nhưng vì hầu như không thể ăn lòng đỏ trứng không bị nhiễm lòng trắng trứng, các chuyên gia khuyên nên tránh xa trứng hoàn toàn nếu con bạn bị dị ứng.

Các triệu chứng của dị ứng trứng tương tự như các triệu chứng dị ứng thông thường khác và có thể bao gồm phát ban, sưng da, nôn mửa và tiêu chảy. Khó thở và thắt cổ họng có thể liên quan là các triệu chứng khẩn cấp và cần đến ngay phòng cấp cứu.

Đậu nành

Mặc dù ít phổ biến hơn dị ứng sữa bò, dị ứng đậu nành ở trẻ em có một số triệu chứng tương tự, bao gồm đau bụng, quấy khóc và rối loạn tiêu hóa. Một số trẻ bị dị ứng với đậu nành có máu trong phân.

Lúa mì

Mặc dù hơi ít phổ biến hơn các loại dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em (sữa bò và trứng), trẻ em có thể dị ứng với lúa mì. Điều này có thể xảy ra khi lần đầu tiên sử dụng lúa mì cho trẻ sơ sinh, thường là ở dạng ngũ cốc dành cho trẻ em làm từ lúa mì.

Các loại thực phẩm chứa lúa mì thông thường khác mà trẻ em ăn bao gồm bánh mì hoặc mì ống. Các triệu chứng dị ứng lúa mì có thể bao gồm phát ban, ngứa da, hắt hơi, nghẹt mũi và các triệu chứng giống như hen suyễn. Giống như tất cả các trường hợp dị ứng thực phẩm, phản ứng phản vệ có thể xảy ra với dị ứng lúa mì. Một số trẻ có thể bị dị ứng cụ thể với thành phần gluten của các sản phẩm lúa mì. Đây được gọi là bệnh celiac, trong trường hợp tiếp xúc liên tục với gluten có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa và cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng.

Một số trẻ bị dị ứng với đậu phộng (lạc).

Đậu phộng

Dị ứng đậu phộng ít phổ biến hơn dị ứng sữa và trứng, khoảng 2,5% trẻ em bị dị ứng đậu phộng. Một số triệu chứng dị ứng đậu phộng có thể nhẹ và bao gồm ngứa da, phát ban và các vấn đề tiêu hóa. Nhưng dị ứng đậu phộng và hạt cây có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất ở trẻ em. Đậu phộng dễ gây phản ứng phản vệ ở trẻ em hơn các chất gây dị ứng thông thường khác.

Các loại hạt

Hạt cây bao gồm nhiều loại hạt, bao gồm quả óc chó, quả hồ đào, hạt điều, quả hạch, hạnh nhân... Một số trẻ bị dị ứng với một loại hạt cây cụ thể nhưng không phải dị ứng với tất cả các loại hạt; một số trẻ khác bị dị ứng với một vài loại hạt cây khác nhau. Khi bạn biết con mình bị dị ứng với loại hạt cụ thể nào, hãy để xa tất cả các loại hạt đó trong bữa ăn và tầm tay của trẻ.

Các triệu chứng của dị ứng hạt cây có thể bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, nghẹt mũi, ngứa cổ họng và khó thở. Giống như đậu phộng, hạt cây có thể gây ra một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất ở trẻ em. Dị ứng hạt cây có thể xảy ra sốc phản vệ đe dọa tính mạng hơn là các chứng dị ứng thông thường khác ở trẻ em.

Khi trẻ có biểu hiện dị ứng, cha mẹ nên đưa con đi khám. Ảnh: Internet

4. Cha mẹ cần lưu ý gì khi con có biểu hiện dị ứng?

Khi bạn biết loại dị ứng của con mình, bạn có thể giúp trẻ giảm bớt hiệu quả hơn bằng cách phòng ngừa. Việc ghi nhật ký các triệu chứng cũng có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra dị ứng cho con bạn. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về bệnh dị ứng của con bạn.

Đôi khi, trẻ có những biểu hiện rất rõ ràng bị dị ứng nhưng cũng có thể những lần khác, các triệu chứng của chúng khó nhận biết hơn. Ngoài ra, các tình trạng khác như hen suyễn và eczema thường cùng tồn tại với bệnh dị ứng và có thể trầm trọng hơn nếu các triệu chứng dị ứng không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ con mình bị dị ứng, tốt hơn hết là bạn nên nhờ bác sĩ đánh giá để đảm bảo rằng bạn đang điều trị vấn đề phù hợp. Bác sĩ nhi khoa có thể xem xét các triệu chứng của con bạn để xác định xem có khả năng bị dị ứng hay không và đưa ra hướng dẫn điều trị. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu con bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng để làm các xét nghiệm dị ứng nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng cho con bạn.

Một trong những biện pháp điều trị hiệu quả nhất là tránh các tác nhân gây dị ứng càng nhiều càng tốt. Không cho trẻ ăn những thực phẩm đã từng gây dị ứng nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, nếu trẻ bị dị ứng với mạt bụi, đặt một tấm phủ nệm bằng vải chống dị ứng lên nệm của con bạn. Nếu chúng bị dị ứng theo mùa, hãy đóng cửa sổ nhà của bạn khi lượng phấn hoa cao. Rửa mũi để làm sạch chất gây dị ứng, chất kích thích và chất nhầy trong mũi của con bạn cũng có thể hữu ích.

Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine và steroid nhỏ mũi, có thể khá hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng. Không tự ý mua thuốc cho trẻ mà nên trao đổi về các lựa chọn thuốc với bác sĩ nhi khoa để xác định loại thuốc nào có thể hữu ích nhất đối với các triệu chứng cụ thể của con bạn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm phòng dị ứng nếu con bạn có các triệu chứng dị ứng từ trung bình đến nặng khó kiểm soát.

Theo Hoàng Nam/ Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ

Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2 đến...

9 thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ

SKĐS - Nếu bạn đang mang thai 3 tháng đầu, hãy chăm sóc bản thân thật tốt, ăn uống lành...

Bố mẹ ly hôn: Khi nào nên nói với con và nói thế nào?

Sau khi dứt khoát ly hôn, chắc hẳn bất cứ bậc cha mẹ nào cũng bối rối và khó xử...

Trẻ sặc dị vật có thể gây tử vong nếu cha mẹ cứ cố làm điều này

Bé 18 tháng tuổi hít sặc hạt đậu phộng nhiều ngày dẫn tới tắc nghẽn hoàn toàn phế quản gốc...

Trẻ ngày nào cũng dùng điện thoại, 10 năm sau sẽ ra sao: Chuyên gia đưa ra dự báo khiến...

Cho trẻ sử dụng điện thoại nhiều sẽ là ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé trong tương...

Không phải cháo hay bún phở, đây là 6 món ăn sáng tăng chiều cao và đề kháng cho trẻ

Cho trẻ ăn những món nay vào bữa sáng sẽ giúp bé có nguồn năng lượng đồi dào, đầy đủ...

Con đến trường bị bắt nạt, cha mẹ nên làm gì?

Một số gợi ý dành cho cha mẹ về cách giải quyết nếu thấy các con phải đối diện trước...

Tin mới nhất

3 loại quả ngọt mát có sẵn ở Việt Nam là “thuốc trường thọ”: Hạ đường huyết cực tốt lại...

3 giờ trước

1 loại củ ngọt mát được bán rẻ ở chợ Việt nhưng tốt ngang nhân sâm, tổ yến: Vừa hạ...

3 giờ trước

1 loại quả chua chát bán ở chợ Việt nhưng tốt ngang insulin tự nhiên: Vừa hạ đường huyết, vừa...

4 giờ trước

Không ngờ loại rau này lại tốt ngang 'kem chống nắng tự nhiên', sinh collagen cực kỳ tốt trong mùa...

4 giờ trước

Chuối xanh, chuối chín ăn cả vỏ giàu khoáng chất hơn? Chuyên gia đưa ra quan điểm để không mắc...

6 giờ trước

Ngon nức nở món tàu hũ, nhưng đúng chuẩn phải có thứ này

6 giờ trước

Kết quả bất ngờ khi uống trà xanh lúc làm việc

1 ngày trước

Đặc sản mỗi năm chỉ có một mùa, xưa không ai biết đến nay dân được thành phố "ưa chuộng",...

1 ngày 5 giờ trước

Mê mẩn ly kem bơ mát lạnh, mịn màng, béo ngậy và ngon như ngoài tiệm

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình