10 ca dương tính tại Bệnh viện K, lãnh đạo Hà Nội đang đến kiểm tra
Thông tin kể trên cho hay Bệnh viện K đã có báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế, thông báo đã ghi nhận 10 ca dương tính COVID-19, bao gồm bệnh nhân và người nhà, đến thời điểm này chưa ghi nhận nhân viên y tế mắc bệnh.
Cách đây ít phút, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết lãnh đạo Hà Nội đang đến kiểm tra tại Bệnh viện K. Trước đó, từ 6-5, Bệnh viện K bắt đầu làm xét nghiệm PCR chủ động cho toàn thể hơn 1.900 nhân viên của bệnh viện.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã trực tiếp kiểm tra việc thiết lập cách ly y tế đối với bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều. Đoàn kiểm tra dừng chân ngoài cổng viện, nghe báo cáo tình hình trong bệnh viện.
Lãnh đạo Hà Nội, Bộ Y tế thống nhất cách ly Bệnh viện K cơ sở 3 Tân Triều. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo thiết lập các chốt kiểm soát tại các lối ra vào bệnh viện.
Toàn bộ nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân sẽ ở lại trong viện, thực hiện cách ly y tế tại bệnh viện.
Tại khu vực ngoài bệnh viện, các lối ra vào bệnh viện, các chốt kiểm soát do lực lượng công an đảm nhiệm đã được thiết lập.
Trước đó sáng nay 7-5, Giám đốc Bệnh viện K Lê Văn Quảng đã có thông báo tạm thời cách ly y tế các đơn vị phục vụ COVID-19, bao gồm nhân viên y tế, người nhà, người bệnh đang có mặt tại bệnh viện từ 5h30 sáng nay.
Đây là bệnh viện thứ 2 tại Hà Nội có ghi nhận ca mắc, nghi mắc COVID-19, trước đó là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương với trên 50 ca mắc tại 15 tỉnh thành cho đến thời điểm này.
Nhân viên y tế được yêu cầu không đến quán karaoke, bar, tiệc buffet...
Sáng nay 7-5, Bộ Y tế cũng có văn bản gửi các bệnh viện, yêu cầu định kỳ tổ chức xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng có nguy cơ cao.
Định kỳ xét nghiệm nhân viên làm việc ở khu vực sàng lọc, phân luồng, cách ly, cho người bệnh ở một số khoa, phòng có nguy cơ cao hoặc những người bệnh chịu ảnh hưởng nặng khi nhiễm COVID-19 gồm người bệnh tại khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, truyền nhiễm...
Về kê đơn thuốc: Với người bệnh mắc bệnh mạn tính, đã điều trị ổn định, thực hiện khám bệnh, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú từ 1-3 tháng, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ thuốc bảo hiểm y tế cho người bệnh theo kê đơn thuốc cho đến lịch tái khám dự kiến tiếp theo.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế chuyển tuyến, chỉ chuyển bệnh nhân tới bệnh viện tuyến cuối khi có diễn biến nặng vượt quá năng lực kỹ thuật của bệnh viện. Thông báo và thống nhất với bệnh viện tuyến cuối việc chuyển người bệnh đến trước khi chuyển tuyến.
Các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 khi cho bệnh nhân COVID-19 xuất viện phải thông báo cho Sở Y tế các tỉnh, thành phố nơi người bệnh cư trú để tiếp tục tổ chức quản lý, cách ly, theo dõi, xét nghiệm người bệnh, người nhà người bệnh theo quy định hiện hành.
Giám đốc các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo toàn bộ nhân viên nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, các biện pháp phòng hộ cá nhân, không đến các địa điểm có nguy cơ cao lây nhiễm như ăn tiệc buffet, đến công viên giải trí, đến rạp chiếu phim, đến quán bar, karaoke...
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...