Mì tôm là món ăn được khá nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn nhỏ. Thế nhưng chúng lại nằm trong danh sách là món ăn không lành mạnh. Nguyên nhân là vì mì tôm thuộc nhóm đồ ăn nhanh, năng lượng cao nhưng lại ít dinh dưỡng. Một bát mì chứa nhiều muối và chất béo nhưng lại rất ít chất đạm, chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết. 

Vậy một tuần ăn bao nhiêu gói mì tôm?

Theo một số chuyên gia việc ăn mì tôm quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Sức khỏe sẽ bị suy giảm nếu bạn ăn mì tôm trong một thời gian dài.

Ảnh minh họa: Internet

Không những vậy, việc ăn mì tôm quá nhiều còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh thừa cân, béo phì. Người ăn quá nhiều mì tôm còn gặp vấn đề nóng trong người. Đây cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy quá trình lão hóa. Làm ảnh hưởng hệ tiêu hoá, gây sỏi thận và mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch. Gia tăng khả năng đột quỵ ở người trưởng thành.

Theo Ths.Bs Trần Lưu Ngọc Phương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương: “Để an toàn cho người dùng, chỉ nên sử dụng sản phẩm đóng gói này từ 1-2 lần/tuần là tối đa. Cái gì ăn nhiều quá đều không tốt. Vì vậy, ăn mì tôm liên tục và quá nhiều chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe”.

Nếu ăn mì tôm quá 2 lần/tuần trong một thời gian dài. Người dùng sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ khó lường về sức khỏe.

Chuyên gia chia sẻ cách ăn mì tôm không gây hại cho sức khỏe

Kết hợp mì tôm với rau và thịt 

Chất đạm và chất xơ là hai dưỡng chất giúp bạn no lâu và ít thèm ăn vặt hơn. Đồng thời, thực phẩm tươi sẽ giúp bạn bổ sung thêm những dưỡng chất mà mì tôm không thể cung cấp cho cơ thể.

Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế hoặc bỏ gói dầu mỡ ra khỏi mì tôm

Mì tôm đã chứa một lượng chất béo bão hòa, việc dùng thêm dầu để chế biến món ăn này có thể gia tăng lượng calo bạn nạp vào cơ thể. Có thể không dùng dầu ăn hoặc thay thế dầu ăn của mình 1/2 muỗng cà phê sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Hãy chần sơ mì tôm trước khi chế biến

Việc chần sơ qua mì trước khi chế biến có thể giảm bớt lượng chất béo có sẵn trong món mì tôm của bạn.

Bỏ bớt muối

Nên bỏ 1/2 – 2/3 gói muối để tránh quá mặn và giảm lượng muối đối với những người giảm muối trong chế độ ăn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những loại dầu không chiên. Vì theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho biết. Những sợi mì chiên qua dầu hàm lượng chất béo trung bình sẽ rơi vào khoảng 10g – 15g. Còn những sợi mì không chiên qua dầu hàm lượng chất béo chỉ còn khoảng 4g – 6g mà thôi. Do đó, hãy tìm hiểu và hạn chế sử dụng những loại có sợi mì chiên qua dầu để bảo vệ sức khỏe chính bạn và gia đình nhé!