1 kiểu ăn trứng gà khiến trẻ dậy thì sớm, kìm hãm sự phát triển chiều cao
Bé gái 5 tuổi dậy thì sớm vì thói quen ăn quá nhiều trứng gà
Trứng gà là thực phẩm luôn có sẵn trong tủ lạnh của các gia đình, một phần vì chúng giàu dinh dưỡng, một phần cũng vì đây là món mà trẻ nào cũng thích. Tuy nhiên, trẻ nhỏ ăn trứng gà quá nhiều cũng không tốt.
Tờ Sohu của Trung Quốc từng chia sẻ về câu chuyện một bé gái 5 tuổi, giấu danh tính. Do bố mẹ đi làm xa nên cô bé được bà ngoại chăm sóc ở quê. Một lần về thăm con, bà mẹ hốt hoảng khi thấy ngực con nổi cục, khi đưa con đi khám, bác sĩ phát hiện bé có dấu hiệu dậy thì sớm.
Khi bác sĩ hỏi: "Ở nhà cháu hay ăn gì?", bà ngoại kể rằng thường xuyên cho cháu ăn đồ bổ dưỡng, ngon lành. Bữa sáng thường có 2 quả trứng, uống 1 ly sữa. Bữa tối cũng lặp lại thực đơn trên. Có ngày, bà ngoại cho bé ăn đến 8 quả trứng gà/ngày.
Theo bác sĩ Mao Li (trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Nhân dân thành phố Hoài An): Trứng gà không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Tuy nhiên, việc ăn liên tục quá nhiều thực phẩm giàu đạm như trứng gà khiến cho cơ thể trẻ bị quá tải, gây gánh nặng cho gan thận, ảnh hưởng đến nội tiết và cuối cùng kích thích trẻ dậy thì sớm.
Bản thân bác sĩ Mao Li cũng từng tiếp nhận không ít trẻ dậy thì sớm đến khám vì lý do ăn nhiều trứng vịt lộn, trứng gà.
Các chuyên gia cho rằng, liều lượng ăn trứng gà bao nhiêu còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Với trẻ 6 - 7 tháng tuổi: Chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2 - 3 lần/tuần.
- Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: Ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3 - 4 bữa/tuần.
- Trẻ 1 - 2 tuổi: Nên ăn 3 - 4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên, nếu bé thích trứng có thể cho ăn tối đa 1 quả/ngày.
Những tác hại khi ăn quá nhiều trứng gà
1. Có mức cholesterol tăng vọt
Một quả trứng gà chứa 186 miligam cholesterol, trong khi đó mức khuyến nghị cholesterol cho 1 người lớn là 300 miligam/ngày.
2. Làm hại tim mạch
Cholesterol xấu thường gây ra các nguy cơ liên quan đến bệnh tim. Những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng. Nói chung, các bác sĩ khuyên bạn nên ngừng tiêu thụ lòng đỏ trứng sau khi bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
3. Gây đầy hơi
Ăn quá nhiều trứng có thể gây rối loạn tiêu hóa - chẳng hạn như đầy hơi hoặc đau bụng. Điều đó còn đáng sợ hơn nếu bạn là người bị dị ứng với trứng.
4. Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu
Trứng có chứa chất béo - dù là một chất béo tự nhiên nhưng vẫn là chất béo. Đặc biệt là khi bạn ăn quá nhiều, chất béo trong trứng có thể ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu của bạn. Chúng có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn không được sử dụng để tạo năng lượng như bình thường.
Kết quả là, tuyến tụy của bạn sẽ tạo ra nhiều insulin hơn và lượng đường trong máu sẽ tăng lên.
Tuy nhiên để trứng có thể gây ra tác dụng phụ như vậy, bạn sẽ phải ăn một lượng đáng kể chúng cùng một lúc. Theo Healthline, ăn tối đa ba quả trứng mỗi ngày là đủ để gặt hái những lợi ích sức khỏe (chẳng hạn như axit béo omega-3 và protein) mà không gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm khi ăn quá nhiều trứng.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn nấm thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, nhưng ăn bao nhiêu là đủ?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có tốt không?
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có thể giúp cả nhà bạn khỏe mạnh đấy nhé!
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của xương, mắt, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư.