Hội chứng “não cá vàng”
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nội tiết Anh, lượng hormon giới tính cao lưu thông trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai có thể có tác động tiêu cực đến các tế bào thần kinh ở các bộ phận chịu trách nhiệm về bộ nhớ, đặc biệt là đồi hải mã. Lượng steroid sinh dục ở mức độ cao này gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào thần kinh.
Mặt khác, tâm trạng căng thẳng khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bà bầu, dẫn đến việc quên quên, nhớ nhớ mà chúng ta thường gọi vui là “não cá vàng”. Sau khi sinh, não cũng cần có nhiều thời gian để phục hồi khi mức độ hormon đang tăng cao bắt đầu giảm. Không phải tất cả phụ nữ khi mang thai và sinh nở sẽ trải qua sự suy giảm trí nhớ này, nhưng đối với nhiều người, dường như họ gặp nhiều vấn đề về trí nhớ hơn khi mang thai.
Xuất hiện cơ quan nội tiết mới - bánh nhau
Khi mang thai, cơ thể người mẹ phát triển một cơ quan hoàn toàn mới là bánh nhau. Cơ quan này phát triển trong tử cung và cung cấp oxy - chất dinh dưỡng cho em bé, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong loại bỏ chất cặn bã. Bánh nhau thường phát triển ở phần trên của tử cung và nối với em bé bằng dây rốn.
Sau khi em bé chào đời thì nhiệm vụ của bánh nhau hoàn thành, nó sẽ bị “trục xuất” ra khỏi cơ thể mẹ. Nó có trọng lượng khoảng 2,2kg và cũng là một cơ quan nội tiết, có nghĩa là nó bài tiết hormon. Những hormon này từ HCG (hormon được phát hiện trong các thử nghiệm mang thai) đến estrogen và progesterone đều rất quan trọng để duy trì thai kỳ và chuẩn bị các tuyến vú cho con bú.
Cơ thể trở nên “lỏng lẻo” hơn
Thời kỳ mang thai, nội tiết tố (đặc biệt là relaxin) sẽ làm mềm các dây chằng nối các xương với nhau và xương chậu bắt đầu dịch chuyển để phù hợp cho việc sinh em bé. Relaxin tăng gấp 10 lần bình thường khi mang thai. Hormon này cũng là lý do khiến một số phụ nữ bị đau khớp và đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên, khi em bé được sinh ra, các khớp của bạn sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
Thể tích máu tăng lên đến 50%
Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng máu của cơ thể có thể tăng lên đến 50% so với khi bắt đầu thụ thai để hỗ trợ tử cung. Theo đó lượng máu mà tim bơm đi cũng tăng lên. Lượng máu tăng lên này có thể gây ra một số triệu chứng phiền toái như giãn tĩnh mạch, trĩ, nghẹt mũi, thậm chí có thể dẫn đến chảy máu mũi khi niêm mạc của bạn sưng lên.
Nhan sắc rạng rỡ hơn
Nếu bạn thấy mình tươi tắn và rạng rỡ trong suốt thai kỳ, đó không chỉ là vì bạn đang tràn đầy niềm kiêu hãnh khi sắp được làm mẹ mà điều này còn có nguyên nhân sinh lý. Tuần hoàn máu gia tăng khi mang thai khiến gương mặt của bà bầu trở nên bừng sáng. Theo Hội Thai nghén Mỹ, vì cơ thể người mẹ sản xuất nhiều hormon, các tuyến nhờn có thể tăng hoạt động nên khuôn mặt sáng đẹp hơn.
Hơi thở có mùi
Đối với một số người, hơi thở có mùi là điều không mong muốn khi mang thai. Những thay đổi nội tiết tố có thể làm vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh chóng, dẫn đến hơi thở có mùi và nướu chảy máu. Để xử lý điều này, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa và dùng chỉ nha khoa thường xuyên.
Ham muốn nhiều hơn
Lưu lượng máu đến vùng “nhạy cảm” tăng lên, cộng với sự gia tăng của những hormon ảnh hưởng đến ham muốn, có thể khiến nhiều người cảm thấy thích “chuyện ấy” hơn. Những thay đổi này cũng có thể làm tăng sự nhạy cảm khiến phụ nữ mang thai dễ “lên đỉnh” hơn. Tuy nhiên, một số người thì ngược lại, họ hoàn toàn không nghĩ tới “chuyện ấy” khi mang thai.
Hay gặp ác mộng
Thực tế cho thấy khi mang thai, các tuyến hormon thay đổi mạnh mẽ, liên tục buồn tiểu, đầy bụng do khó tiêu, thai nhi đạp... khiến bạn khó vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn. Bên cạnh đó, khi thai càng lớn, cơ thể sẽ càng tiết nhiều hormon cortisol khiến phụ nữ mang thai càng dễ mơ hơn. Khi giấc ngủ chập chờn kết hợp với việc cơ thể mệt mỏi, căng thẳng thần kinh cũng dễ xuất hiện các giấc mơ có tính chất kỳ dị. Những cơn ác mộng đôi khi là do sự lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống hiện thực, nhất là với những người mang thai lần đầu.
Chuyện thay đổi khi bầu bí là không thể tránh khỏi, mọi thứ sẽ trở lại bìn