Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy mẹ chồng đang "ghen" với bạn và cách giải quyết.
1. Dấu hiệu mẹ chồng 'ghen' với con dâu
Mẹ chồng không tôn trọng giới hạn hay cuộc sống riêng tư của bạn dù bạn đã nhiều lần yêu cầu.
Quá gắn bó, lệ thuộc cảm xúc vào chồng bạn. Bà luôn cố gắng để chiếm nhiều sự chú ý của chồng bạn nhất có thể bằng cách đóng vai nạn nhân.
Cố gắng chi phối, kiểm soát chồng bạn, bắt chồng bạn phải làm theo ý bà. Mẹ chồng cố gắng kiểm soát cả gia đình bạn bằng cách đưa ra quyết định cho cả hai vợ chồng bạn.
Cạnh tranh với bạn, đây là kiểu cạnh tranh rất không lành mạnh.
- Thường xuyên đóng vai nạn nhân để chiếm sự chú ý của chồng bạn.
- Luôn phàn nàn về bạn với chồng bạn.
- Thường xuyên có hành vi gây hấn thụ động (một dạng hành vi lặp đi lặp lại của việc biểu lộ cảm xúc tiêu cực một cách gián tiếp thay vì công khai giải quyết chúng), xúc phạm gia đình bạn và chỉ trích mọi hành động của bạn.
- Phớt lờ bạn trong các buổi họp mặt và tiệc tùng gia đình.
2. Cách xử lý khi mẹ chồng 'ghen' với bạn
Gia đình không bao giờ nên có sự cạnh tranh. Dưới đây là một số việc bạn nên làm để giải quyết mâu thuẫn với mẹ chồng và bảo vệ hôn nhân.
2.1. Hiểu cảm xúc của mẹ chồng
Thay vì trả đũa hoặc chiến đấu với mẹ chồng, trước tiên bạn nên cố gắng hiểu điều gì đang gây ra mâu thuẫn giữa hai người.
Phụ nữ thường là những sinh vật tình cảm. Hãy cố gắng quan sát hành vi của mẹ chồng và tìm ra những tác nhân kích thích bà hành xử như vậy.
Một khi bạn hiểu những điều đó, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với mẹ chồng mình hơn.
2.2. Dành cho mẹ chồng sự chú ý
Tâm lý ghen tị của mẹ chồng nảy sinh từ sự bất an và nỗi sợ hãi đột ngột khi bị thay thế bởi một người vừa trở thành thành viên của gia đình. Bà lo sợ sẽ trở thành người ngoài trong cuộc sống của con trai mình.
Bạn cần hiểu những bất an này của mẹ chồng và dành cho bà sự chú ý. Thường xuyên gọi điện, nhắn tin hỏi thăm để mẹ chồng biết sự quan tâm của bạn. Thường xuyên tới tăm mẹ chồng cũng sẽ giúp bạn làm êm đẹp mối quan hệ.
2.3. Để mẹ chồng tham dự vào gia đình bạn
Chồng bạn chính là minh chứng cho sự giáo dục tốt của mẹ chồng. Hãy khiến mẹ chồng bạn cảm thấy đặc biệt. Đôi khi bạn có thể nhờ mẹ chồng tham gia những việc nhỏ, như lời khuyên về nuôi dạy con cái, chăm sóc gia đình.
Hãy nhờ mẹ chồng chia sẻ những công thức nấu ăn đặc biệt với bạn. Chúng sẽ khiến mẹ chồng có cảm tình với bạn hơn.
2.4. Ghi nhận tình cảm giữa mẹ chồng và chồng
Điều quan trọng nhất đối với một người mẹ là tình yêu của con mình. Một khi mẹ chồng bạn yên tâm về tình yêu của con trai dành cho bà, việc chấp nhận bạn trở nên dễ dàng hơn.
Hãy để mẹ chồng thấy rằng cuộc hôn nhân của bạn sẽ không cản trở mối quan hệ mẹ con của họ. Khi đó những nghi ngờ và sợ hãi của bà sẽ không còn nữa.
2.5. Giúp đỡ mẹ chồng chấp nhận sự thay đổi
Bạn không phải là người duy nhất có cuộc sống thay đổi sau khi kết hôn. Mẹ chồng của bạn cũng đang trải qua quá trình đó. Mọi thứ trong gia đình sẽ thay đổi và bà ấy không biết mình có thể giải quyết được không.
Là dâu mới, bạn sẽ được mọi người quan tâm, giúp đỡ chu đáo bất cứ điều gì bạn cần, nhưng không ai hiểu rằng mẹ chồng bạn cũng cần được an ủi và bảo đảm.
Điều này hầu hết thường bị mọi người bỏ qua, khiến một người mẹ hoàn hảo trở thành một bà mẹ chồng ghen tuông.
2.6. Tạo những điều bất ngờ cho mẹ chồng
Hãy hỏi chồng hoặc bố chồng về những điều mẹ chồng bạn thích hoặc không thích. Hãy dành cho bà những điều bất ngờ và khiến mẹ chồng bạn hạnh phúc. Dần dần mẹ chồng sẽ nhìn thấy những khía cạnh khác của bạn mà bà không ngờ tới và sẽ mở rộng vòng tay chào đón bạn.
2.7. Giao tiếp là chìa khóa
Nếu bạn không thể hiểu cách cư xử của mẹ chồng, hãy nói ra. Hãy có một cuộc trò chuyện sâu sắc với bà. Hãy lịch sự để không khiến mẹ chồng bạn tức giận. Hãy hỏi lý do bà cư xử như vậy và liệu bà có chuyện gì khúc mắc.
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi một cuộc trò chuyện ngắn lại có thể khiến mọi việc trở nên đơn giản. Bạn có thể nhận ra rằng cả hai người đã hiểu lầm nhau.
2.8. Tránh mâu thuẫn
Để duy trì hòa khí trong nhà, tốt hơn hết là bạn nên tránh những cuộc cãi vã, tranh luận có thể dẫn đến chiến tranh với mẹ chồng. Những cuộc chiến sẽ chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.
Nó sẽ khiến các thành viên khác trong gia đình phải chia bè phái một cách không mong muốn. Cuộc hôn nhân của bạn sẽ là mối quan hệ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tất cả những điều này.
2.9. Nói chuyện với chồng bạn
Bạn có thể trò chuyện với chồng bạn về cách cư xử của mẹ chồng bạn. Đừng phàn nàn với chồng về mẹ chồng. Bạn chỉ cần nói với chồng một số điều có thể làm phiền bạn.
Hãy nhờ chồng nói chuyện với mẹ để tìm ra nguyên nhân gốc rễ một cách thân thiện. Chồng bạn có thể hiểu mẹ anh ấy tốt hơn bạn và giúp kết thúc chiến tranh giữa hai người.