Phụ Nữ Sức Khỏe

7 bệnh mạn tính có thể khiến vắc xin nCoV giảm tác dụng

Theo một công bố mới nhất, những người mang trong mình 1 trong 7 bệnh mạn tính dưới đây có thể khiến vắc xin nCov giảm tác dụng.

Đại học Glasgow, Đại học Birmingham đã tiến hành nghiên cứu quy mô rộng trên toàn Vương quốc Anh để đánh giá hiệu quả của vắc xin ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Chương trình sử dụng một loạt các xét nghiệm miễn dịch hiện đại thực hiện trên các mẫu máu lấy trước và sau khi tiêm vắc xin Covid-19 ở khoảng 600 người. Dữ liệu ban đầu cho thấy, 40% số người tham gia có đáp ứng miễn dịch thấp sau khi tiêm vắc xin.

Ngoài ra, khoảng 11% bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch không tạo ra bất kỳ kháng thể nào trong 4 tuần sau khi tiêm vắc xin. Tỷ lệ không tạo ra kháng thể cao hơn ở một số nhóm bệnh nhân, đặc biệt ở những người bị viêm mạch ANCA đã được điều trị bằng thuốc Rituximab.

Những người mắc các bệnh dưới đây có mức kháng thể thấp hơn so với người khỏe mạnh dù cùng được tiêm vắc xin:

- Bị viêm mạch ANCA đang điều trị bằng Rituximab - 90%

- Viêm khớp - 54%

- Chạy thận nhân tạo - 21%

- Bệnh gan - 51%

- Ung thư vú, tiền liệt tuyến… 17%

- Ung thư máu - 19%

- Ghép tủy xương - 33%

Caroline Donoghue là cán bộ truyền thông và kiến thức khoa học cấp cao tại tổ chức nghiên cứu ung thư máu, Myeloma UK. “Một số bệnh nhân u tủy, đặc biệt là những người đang điều trị, không đáp ứng tốt với vắc xin Covid-19. Một số người tạo ra lượng kháng thể thấp hơn rõ rệt hoặc thậm chí không có kháng thể sau khi chủng ngừa. Bởi vậy, bệnh nhân u tủy vẫn sống trong tình trạng thấp thỏm, không biết liệu vắc xin có giúp họ chống lại Covid-19 hay không”, Donoghue cho hay.

“Tuy nhiên, rõ ràng có sự gia tăng đáp ứng miễn dịch từ liều đầu tiên đến liều thứ 2 ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Điều này cho thấy họ có thể hưởng lợi từ liều thứ 3”.

Một nghiên cứu mới đã được tiến hành để tìm hiểu liệu mũi tiêm nhắc lại có tạo ra sự khác biệt cho những người phản ứng kém sau 2 liều vắc xin không.

Bộ trưởng Y tế Anh, Sajid Javid, nhận định chương trình tiêm nhắc lại đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những người có nguy cơ cao.

Ông nói: “Vắc xin đã xây dựng một bức tường phòng thủ vững chắc ở Anh và điều này cho phép hầu hết chúng ta học cách sống an toàn với Covid-19”.

“Chúng tôi biết một số người có thể nhận được ít sự bảo vệ từ vắc xin hơn những người khác. Vì vậy, chúng tôi đang lên kế hoạch cho một chương trình chủng ngừa tăng cường vào mùa thu, ưu tiên những người có nguy cơ cao”.

Một nghiên cứu mới đã được tiến hành để tìm hiểu liệu mũi tiêm thứ 3 có tạo ra sự khác biệt cho những người phản ứng kém sau 2 liều vắc xin không.

Theo nhận định của Bộ trưởng Y tế Anh, Sajid Javid, chương trình tiêm nhắc lại này có thể giúp bảo vệ những người có nguy cơ cao.

“Vắc xin đã xây dựng 1 bức tường phòng thủ vững chắc ở Anh, và điều này có thể cho phép hầu hết chúng ta học cách sống an toàn với nCoV”, ông Sajid cho biết.

Bộ trưởng Sajid cũng cho biết: “Chúng tôi biết một số người có thể nhận được ít sự bảo vệ từ vắc xin nCoV hơn những người khác. Do vậy, chúng tôi đang lên kế hoạch cho một chương trình tiêm chủng tăng cường vào mùa thu, ưu tiên những người có nguy cơ cao”.

Như vậy hiệu quả của vắc xin nCoV cũng có thể khác nhau ở những bệnh nhân mắc bệnh hay không. Vậy nhưng ai đang bị những bệnh như đã kể trên cũng đừng lo lắng, việc phòng dịch tốt trước hết là ở chính mình và chờ đợi được tiêm nhắc lại.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

4 triệu chứng ở vùng rốn cảnh báo sớm bạn đang mắc bệnh, nên đi khám càng sớm càng tốt

Nếu như vùng rốn của bạn xuất hiện 1 trong 4 dấu hiệu này nên có kế hoạch đi kiểm...

Kỷ lục về số mũi tiêm vaccine Covid-19 trong ngày tại Hà Nội

Trong ngày 7/9, Hà Nội tiêm 268.027 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19 cho người dân. Đây là lần đầu tiên...

Tiêm trộn vaccine Moderna với Pfizer liệu có an toàn?

Theo đại diện Sở Y tế TP.HCM, hiện một số nước tiêm trộn vaccine và hiệu quả rất tốt, còn...

Cảnh báo các triệu chứng mới ở bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2

Chuyên gia y tế tại Ấn Độ cho biết hiện tượng viêm dây thần kinh thính giác hoặc xuất hiện...

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh giải thích việc tiêm mũi 1 Moderna, mũi 2 Pfizer

Hiện nay, nhiều người dân TP Hồ Chí Minh tiêm mũi 1 là vaccine Moderna hơn 4 tuần, tới thời...

Sau tiêm vắc xin Covid-19 chỉ đau nhức, mỏi người, không sốt thì có nên dùng thuốc giảm đau?

Sau tiêm vắc xin Covid-19 mỗi người sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Có người sẽ sốt cao...

Những loại trái cây tốt cho người suy thận, ăn nhiều còn tốt hơn việc uống thuốc bổ hàng ngày

Dù là nam hay nữ thì sức khỏe của thận cũng vô cùng quan trọng, vì vậy bạn cần chăm...

Tin mới nhất

Được mệnh danh là 'thuốc quý trị bệnh phụ nữ', phòng được cả đột quỵ: Loại cỏ mọc khắp Việt...

6 phút trước

Loại củ được người Hàn, Nhật coi là 'báu vật' vì bổ như nhân sâm, ở Việt Nam lăn lóc,...

8 phút trước

Hơn cả cải bó xôi, được ví như 'siêu rau' mọc khắp Việt Nam, tuy nhiên cần lưu ý khi...

8 phút trước

Làm bánh cookies dừa giòn tan thơm phức siêu dễ bằng nồi chiên không dầu

8 phút trước

Nghiên cứu Harvard: Bổ sung canxi đúng lúc có thể ngừa đau tim, đột quỵ

15 phút trước

Cách làm cơm gà Hội An nhanh, dễ lại ngon vô cùng

14 giờ trước

Nước dừa tốt hơn hay nước chanh tốt hơn trong ngày hè nóng nực: Dưới đây là cách uống đúng...

19 giờ trước

Quen thuộc ngay trong vườn nhà lại được ví là loại 'rau thuốc', tốt cho sức khỏe, được người Nhật...

19 giờ trước

Một loại quả ăn vỏ còn tốt hơn ruột nhưng nhiều người vẫn không biết mà vứt bỏ: Là "thuốc"...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình