Nói một cách dễ hiểu, chúng ta có thể định nghĩa chiến tranh lạnh giữa cặp vợ chồng là sự ganh ghét và thù địch mà họ không thể hiện ra bên ngoài một cách công khai.
Chuyện các cặp đôi cãi vã với nhau là điều rất bình thường, thậm chí còn có một câu nói rằng 'những cuộc tranh cãi nhau nho nhỏ sẽ khiến cho vợ chồng gần gũi nhau hơn'. Tuy nhiên, những trận cãi nhau thường xuyên giữa các cặp đôi có thể tạo nên một bức tường ngăn cách giữa họ. Chuyện này về sau chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Ngày nay, chúng ta chẳng hề xa lạ gì với việc hầu hết các cặp vợ chồng đều đã từng chiến tranh lạnh với nhau, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có đời sống tình yêu êm đẹp, một người cần phải hiểu về cách làm thế nào để duy trì mối quan hệ với người yêu/ bạn đời của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh, chúng ta nên đảm bảo giải quyết nó một cách khôn khéo mà không chỉ giữ nó cho riêng mình. Các cặp đôi cần phải biết cách để cư xử nhẹ nhàng và tinh tế trong mối quan hệ để có thể tận hưởng được trái ngọt của nó.
Để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh với người yêu/ bạn đời, cả hai người đều cần phải biết tôn trọng ý kiến của nhau. Nếu hai người cùng thảo luận, nói hết cho nhau nghe về tình trạng mối quan hệ hiện tại và những nghi ngờ của mình, thì hầu như chẳng còn chỗ cho sự không chắc chắn nữa.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số lời khuyên giúp các cặp đôi vượt qua được tình trạng chiến tranh lạnh và hòa thuận với nhau:
Bỏ lại đằng sau những bất an
Một điều quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là ở giai đoạn đầu của mối quan hệ, cảm thấy bất an là chuyện rất bình thường. Đối với vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng phương pháp ‘phòng bệnh còn hơn chữa bệnh’, làm một số việc để cảm thấy an tâm về những rủi ro trong tương lai. Chẳng hạn, trước khi nghĩ đến việc đính hôn với một người, bạn có thể thử tìm hiểu về lối sống của người ấy. Đồng thời, bạn cũng nên thành thật chấp nhận những bất an của mình, để tránh những xung đột không đáng có.
Không chơi trò chơi đổ lỗi
Trò chơi đổ lỗi là thường diễn ra phổ biến ở khắp mọi nơi! Bạn cần luôn ghi nhớ một điều rằng, xung đột xảy ra là bởi vì cả hai bên đều cùng có lỗi. Và hầu hết những cảm giác khó chịu và bực dọc đều chủ yếu đến từ việc bạn thấy bất an với chính mình, dẫn đến cuối cùng đổ lỗi cho người khác.
Chấp nhận sai lầm
Không cần biết đó là bất kỳ tình huống hạnh phúc hay hiểu lầm, mâu thuẫn gì, mỗi trải nghiệm trong cuộc sống đều là một cơ hội để chúng ta hiểu ra rằng, trên đời này thật ra không có ai hơn ai cả. Có nhiều cặp vợ chồng không bao giờ chịu ngồi xuống lý giải những sai lầm của nhau để hiểu, mà cứ luôn khăng khăng tin rằng họ không bao giờ sai.
Thừa nhận sai lầm
Khi nhận ra rằng mình cũng có lỗi trong câu chuyện, hãy chấp nhận lỗi lầm của mình và học cách để xin lỗi, thay vì làm ầm ĩ lên với những lý lẽ ngớ ngẩn.
Ngừng nghi ngờ
Khi người ấy không đáp ứng được kỳ vọng của bạn hoặc không hành động theo ý bạn mong muốn, chắc chắc bạn sẽ nảy sinh cảm giác nghi ngờ. Con người có xu hướng dễ dàng nghi ngờ tính cách của một người, cho dù đó là việc làm hạ thấp một ai đó. Do đó, để có một mối quan hệ lành mạnh, hãy đảm bảo rằng bạn không nghi ngờ người yêu/ bạn đời của mình một cách không cần thiết.
Phát triển tính kiên nhẫn
Nếu một cuộc tranh cãi hoặc mâu thuẫn trở nên vượt tầm kiểm soát, nhiều cặp vợ chồng thường dễ đi đến những kết luận sai lầm. Thay vì vậy, hãy cho nhau cơ hội để giải thích. Sự chân thành, kiên nhẫn của bạn sẽ khiến đối phương mở lòng và thành thực với mình hơn.
Trên đây là một số mẹo đơn giản để các cặp vợ chồng vượt qua được tình trạng chiến tranh lạnh. Ngoài những lời khuyên trên, mỗi cặp vợ chồng cũng nên suy nghĩ để nhớ về những khoảng thời gian đẹp đẽ mà họ đã trải qua cùng nhau. Tặng những món quà bất ngờ vào những ngày đặc biệt, hay kỷ niệm sinh nhật của nhau sẽ giúp phát triển tình yêu và sự gắn kết giữa hai người hơn.