Cắt móng tay quá ngắn
Vệ sinh tay, cắt móng tay ngắn… là điều cần thiết nhưng không nên cắt quá ngắn nhằm đảm bảo độ dính của móng với phần đầu ngón tay. Độ bám dính này không cho nước thấm sâu vào phần dưới của móng, chính điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm ký sinh vào.
Làm tổn thương móng tay giòn, dễ gãy
Móng tay giòn, dễ gãy gây cảm thấy khó chịu, đau đớn vì móng lật hoặc gãy sâu khi đang làm việc. Móng tay dòn dễ gãy cần cắt cẩn thận với bấm móng tay nhỏ. Khi cắt cần giữ tay “thăng bằng”, tránh xoắn vặn ngón tay, tránh tiếp xúc thường xuyên với các chất tẩy rửa.
Không vệ sinh dụng cụ chăm sóc móng
Sau mỗi lần dùng xong dụng cụ làm móng, bạn nên làm sạch bằng xà bông và nước ấm để ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ. Bên cạnh đó, chị em nên bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, tránh bọc trong túi kín bởi việc này chỉ càng khiến vi khuẩn bám vào dụng cụ làm móng nhiều hơn.
Dùng tăm bông lau khi sơn móng bị lem
Đây là lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Tăm bông chỉ có thể dùng được khi sơn móng chưa khô, đây là lúc dễ làm hỏng lớp sơn trên móng nhất. Chuyên gia làm móng Miss Pop cho biết, đối với phần sơn bị lem xung quanh móng, bạn nên chờ cho khô rồi dùng bông thấm chút dung dịch tẩy móng (nail polish remover) để làm sạch sẽ hiệu quả hơn.
Lắc lọ sơn móng trước khi dùng
Hành động này sẽ đẩy không khí vào lọ sơn và có thể tạo thành những cục nhỏ khi bạn quét sơn lên móng, giảm tính thẩm mỹ. Khi dùng sơn móng, các nàng chỉ cần xoay tròn nắp lọ sơn vài lần để sơn thấm đều vào chổi và tránh mở lọ sơn trong thời gian dài.
Không vệ sinh dụng cụ chăm sóc móng
Nấm móng thường phát triển ở vùng ẩm ướt và ít không khí. Trên thực tế nấm móng rất khó điều trị, móng thường dày lên và nấm có thể thâm nhập sâu vào bên trong. Để tránh lây nhiễm nấm, mỗi lần cắt móng xong cần vệ sinh dụng cụ bằng xà phòng. Dũa bằng carton chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ. Khi dũa móng tay (bị nhiễm nấm) tránh vương vãi “bụi móng tay” xuống đất vì có nguy cơ lây nhiễm nếu đi chân đất.