ua chắc chắn là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích, và nhiều phụ huynh cũng thích cho con ăn cua vì cho rằng cua bổ dưỡng, giàu canxi, tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết cua cũng là nguồn dễ lây nhiễm ký sinh trùng.
Gần đây, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước thông tin về một bé trai 6 tuổi ở Hồ Nam thường xuyên bị đau đầu, sau đó thậm chí việc đi lại trở nên khó khăn. Sau khi cha mẹ đưa con đến bệnh viện kiểm tra, họ phát hiện cơ thể cậu bé chứa đầy ký sinh trùng, ước tính có tới 5.000 con
Bé trai 6 tuổi nhiễm 5000 ký sinh trùng trong cơ thể, một số đã xâm nhập tới não và phổi.
Một số ký sinh trùng còn xâm lấn vào các cơ quan trong cơ thể, đục thành lỗ trong não, phổi và bụng. Các bác sĩ cho biết đây là một loại ký sinh trùng tên là paragonimzheim, một khi xâm nhập vào cơ thể con người, nó sẽ di chuyển khắp nơi và làm nhà ở khắp mọi nơi, đồng thời cũng ăn mô người.
Sau khi tìm hiểu được biết cậu bé bị nhiễm loại ký sinh trùng khủng khiếp này do ăn phải cua muối sống có chứa trứng paragonimzheim.
Bệnh Paragonimzheim nguy hiểm thế nào?
Bệnh Paragonimzheim là một căn bệnh chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng Paragonimzheim (sán lá phổi), trong đó con người và động vật là vật chủ chính. Sau khi sán lá phổi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ có thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 tuần, có thể kéo dài từ 1 đến vài năm. Sán trưởng thành có thể sống trong cơ thể con người từ 5 đến 6 năm, thậm chí có con sống tới 20 năm.
Khi cơ thể bị nhiễm sán lá phổi, sán sẽ di chuyển khắp cơ thể và gây tổn thương các cơ quan, dẫn đến sốt, viêm và các triệu chứng liên quan đến tổn thương cơ quan. Khi loại sán này ký sinh trong phổi, các triệu chứng liên quan đến tổn thương phổi cũng sẽ xuất hiện như tức ngực và ho ra đờm màu rỉ sét.
Cơ thể con người thực sự không có khả năng miễn dịch đối với sán lá phổi và bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu ăn phải thực phẩm có chứa trứng sán. Các chuyên gia cảnh báo người dân có thể nhiễm bệnh sán lá phổi do ăn cá, tôm nước ngọt chưa nấu chín kỹ; ăn cua, dế sống hoặc tái.
Cha mẹ cho đứa trẻ ăn cua sống nên dẫn tới con bị nhiễm sán lá phổi. (Ảnh minh họa)
Hậu quả khi trẻ ăn hải sản tái sống
Những năm gần đây, đồ muối sống đặc biệt được ưa chuộng vì nhiều người cho rằng thực phẩm ăn càng tươi càng tốt. Hơn nữa, nhiều người nghĩ hải sản sống ngâm giấm hoặc rượu đã được tiệt trùng nên có thể ăn.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở hải sản ngâm rượu hay giấm không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng, chỉ có cách nấu chín kỹ thực phẩm mới đảm bảo an toàn.
Riêng về cua sống trong nước, trứng ký sinh trùng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và đường tiêu hóa của cua. Do đó nếu con người ăn phải cua nhiễm trứng ký sinh trùng chắc chắn sẽ bị nhiễm sán.
Nhiễm ký sinh trùng có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa ở trẻ em, chẳng hạn như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Đồng thời, ký sinh trùng còn có thể gây thiếu máu, suy dinh dưỡng và các vấn đề khác, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Cách phòng nhiễm ký sinh trùng cho trẻ
Để bảo vệ sức khỏe cho con, các bậc phụ huynh nên làm những việc sau. Trước hết, hãy nâng cao ý thức vệ sinh, rửa tay thường xuyên và hạn chế ăn uống bên ngoài.
Thứ hai, sắp xếp chế độ ăn cho trẻ hợp lý, lựa chọn nguyên liệu tươi, sạch rồi nấu chín hoặc chế biến phù hợp.
Ngoài ra, hãy tiến hành khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm ký sinh trùng tiềm ẩn.
Điều quan trọng nhất là tăng cường giáo dục sức khỏe cho trẻ và dạy các em thói quen ăn uống, vệ sinh đúng cách.