Phụ Nữ Sức Khỏe

5 trường hợp KHÔNG được TIÊM PHÒNG cho con nếu không con bị TỬ VONG ngay tức khắc

Không phải trường hợp nào bé cũng được tiêm vắc xin theo đúng lịch quy định. Các bố mẹ hãy nhớ ngay 5 mốc dưới đây tuyệt đối không cho con tiêm vắc xin kẻo gây hại cho con, bố mẹ nhé!

Theo GS. TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ, không có loại vắc-xin nào tuyệt đối an toàn 100%. Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên, kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Và tùy theo cơ địa từng người có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm vắc-xin. Phản ứng này có thể là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vắc-xin cũng như thể trạng sức khỏe cơ thể của đứa trẻ.

Nếu việc tổ chức và thực hành tiêm chủng được thực hiện tốt, tất cả các trường hợp bị mắc bệnh và các trường hợp chống chỉ định hoặc hoãn tiêm được sàng lọc thật tốt, thì số phản ứng sau tiêm chủng sẽ rất thấp.

Những phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc-xin thường là: sốt nhẹ, sưng, đau. Phản ứng nặng gây tử vong sau tiêm có thể do 4 nguyên nhân: Đó là phản ứng do vắc-xin, sai sót trong tiêm chủng, trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn của trẻ và phản ứng do tiêm.

Theo thống kê của các chuyên gia nhi khoa thì cứ 1 trong 4 trẻ tiêm vắc-xin sẽ có những biểu hiện phản ứng phụ với thuốc. Những biểu hiện thường gặp có thể là sốt, sưng tấy, sưng phồng, …trên da.

Khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ?

1. Sốt cao

Khi tiêm phòng cho trẻ, các mẹ nên tránh những lúc con bị sốt cao. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm, đặc biệt là những mũi tiêm chủng thì tuyệt đối không cho trẻ tiêm vắc xin khi đang trong tình trạng sốt, cảm cúm, đặc biệt là khi trẻ bị nhiễm trùng cấp tính. Trường hợp này, cần hoãn tiêm để ổn định sức khỏe của trẻ trước cho đến hoàn toàn khỏe mạnh rồi mới đưa trẻ đi tiêm.

Trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắc xin hay kháng sinh cụ thể nào đó thì tuyệt đối sau này không được tiêm loại này nữa. Nhưng nếu sốc phản bệ với loại vắc xin này thì vẫn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh khác.

2. Phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc-xin trước

Một giáo sư nhi khoa tại Trung tâm y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati, Ohio cho biết, một trong những lí do chính để tránh tiêm phòng cho trẻ là khi trẻ có dấu hiệu phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc-xin trước đó hoặc một phần của vắc-xin. Phản ứng dị ứng gần như không bao giờ xảy ra, nhưng khi xảy ra có thể bao gồm các triệu chứng như phát ban, khó thở, giảm huyết áp. Phản ứng nghiêm trọng hơn là sốt cao, đau đầu và có sự nhầm lẫn.

Nhiều tác dụng phụ phổ biến chẳng hạn như nổi đỏ ngay tại địa điểm tiêm hoặc sốt nhẹ, trường hợp này dễ bị nhầm lẫn là các phản ứng dị ứng. Do đó, mẹ hãy kiểm tra kĩ tài liệu của con để tìm hiểu nếu có các triệu chứng xảy ra với con thì cần thận trọng với các mũi chích ngừa trong tương lai.

3. Dị ứng trứng

Một số vắc xin được sản xuất từ tế bào phôi trứng gà (vắc xin sởi, một số loại vắc xin dại, vắc xin quai bị) hoặc từ chính phôi trứng gà (vắc xin cúm). Do đó những trường hợp trẻ bị dị ứng trứng thì chống chỉ định với các loại vắc xin này. Với vắc xin sởi hiện chưa có các loại sản xuất trên các tế bào khác do vậy không có loại vắc xin để thay thế khi tiêm cho các đối tượng bị dị ứng với trứng.

Việc dị ứng trứng của con có thể giảm dần theo tuổi. Vì vậy mẹ có thể đợi khi nào bé hết dị ứng để tiêm phòng loại vắc xin này

Ủy ban tư vấn về thực hành chủng ngừa gần đây đã khuyến cáo rằng những người bị dị ứng với trứng vẫn có thể chích ngừa cúm. Các nghiên cứu đã lưu ý rằng người thậm chí còn bị dị ứng với trứng không xảy ra phản ứng với thuốc chủng ngừa, có thể vì số lượng của protein trứng trong đó là rất nhỏ.

4. Mắc bệnh hen suyễn hoặc phổi

Khi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần phải chú ý đến trường hợp con bị hen suyễn. Trẻ em bị bệnh hen suyễn và các bệnh về phổi cần cẩn thận trong lần tiêm ngừa cúm đầu tiên mỗi năm, bởi vì bệnh cúm có thể gây khó khăn lớn cho những người khó thở. Mẹ nên tránh cho bé tiêm các phiên bản mũi vắc- xin cúm. Bởi chúng chứa các virus sống và suy yếu, có thể gây ra ngọn lửa cho bệnh hen suyễn.

5. Suy giảm miễn dịch hay hóa trị

Trẻ em với một hệ thống miễn dịch bị suy yếu do hóa trị liệu, hoặc đang được điều trị ức chế miễn dịch đối với các bệnh tự miễn dịch như bệnh viêm ruột hay viêm khớp dạng thấp vị thành niên, cũng nên tránh tiêm chủng. Mặc dù vắc-xin bất hoạt an toàn và cần thiết để bảo vệ trẻ nhưng các mũi chích ngừa có thể không được bảo vệ khi hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm.

Bảng kiểm trước tiêm chủng đối với trẻ:

1. Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.

2. Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.

3. Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.

4. Sốt hoặc hạ thân nhiệt.

5. Nghe tim bất thường.

6. Nhịp thở, nghe phổi bất thường.

7. Tri giác bất thường (ly bì hoặc kích thích).

8. Có các chống chỉ định khác.

Trẻ đủ điều kiện tiêm chủng nếu tất cả đều không có điểm bất thường. Khi có điểm bất thường tại mục 1 và 8 thì chống chỉ định tiêm. Nếu có bất kỳ một điểm bất thường nào tại các mục khác thì nên tạm hoãn tiêm chủng. Với trẻ sơ sinh, cần chú ý thêm vấn đề cân nặng.

Theo Hải Hà/Phunutoday/Khoevadep

Tin liên quan

Con gái MC Diệp Chi sở hữu nét tướng phú quý trên gương mặt, 13 tuổi 'trổ nét' thiếu nữ,...

Con gái duy nhất của MC Diệp Chi có một điểm đặc biệt khiến nhiều khán giả ồ ạt 'xin...

Cách giúp con thông minh vượt trội của 3 nước xếp top đầu những quốc gia nuôi dạy con tốt...

Ngoài những yếu tố như kinh tế phát triển, các cá nhân được tạo điều kiện dành thời gian cho...

Con đi nhà trẻ về nói "không tiểu được", mẹ òa khóc lúc thay quần cho bé

Người mẹ đau lòng nghĩ đến cảnh con phải chịu đựng suốt bao lâu qua nên quyết định báo công...

Nhau tiền đạo là gì, tại sao lại nguy hiểm tính mạng sản phụ?

Cái tên nghe như thuật ngữ bóng đá thực ra là một bệnh khá nguy hiểm đối với thai phụ.

Mẹ không điều trị đái tháo đường, thai nhi chết lưu

Thai phụ 32 tuổi được phát hiện đường máu cao từ tuần thai 28 nhưng không điều trị, đến tuần...

Căn bệnh trẻ nhỏ hễ mắc là phải nhập viện, bác sĩ cảnh báo thói quen dùng điều hòa bố...

Khi bị viêm đường hô hấp, nhiều trường hợp được bác sĩ tư vấn theo dõi, điều trị tại nhà....

Muốn trẻ lớn lên giao tiếp thành công thì có 10 phép lịch sự tối thiểu bạn phải dạy con

Một người lịch sự luôn nhận được cái nhìn thiện cảm, sự trân trọng của mọi người. Vì vậy, trẻ...

Tin mới nhất

Mẹ chồng trộm tiền của con dâu đưa cho con gái, biết sự thật tôi cảm ơn bà

1 giờ trước

Vừa đi làm về, hàng xóm ghé tai nói nhỏ vài câu, tôi nóng mặt "mời" chị chồng ra khỏi...

1 giờ trước

Tới đòi nợ nhưng chị gái xin khất, tôi than thở với mẹ rồi ngỡ ngàng trước lời bà nói

1 giờ trước

Nhìn việc làm của bố bạn trai với người vợ liệt giường, tôi đồng ý lời tỏ tình của anh...

3 giờ trước

Từ lúc em gái chồng đến ở cùng tôi hay bị mất tiền, theo dõi qua camera tôi đứng hình

3 giờ trước

Tôi lo lắng đến mất ngủ khi bố mẹ ở quê muốn ra thăm ông bà thông gia vào dịp...

3 giờ trước

Mua nhà 3 tỷ mời bố mẹ lên tân gia, nhưng vợ nói một câu khiến tôi muốn ly hôn...

3 giờ trước

Vay mẹ chồng 150 triệu giúp nhà ngoại, sau tôi trả 200 triệu nhưng chết lặng khi bà lấy ra...

3 giờ trước

Mỗi tháng đưa vợ 30 triệu, ngày lễ dọn nhà giúp vợ, tôi phát hiện bí mật động trời trong...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình