Dưới đây là nhóm thực phẩm thường xuất hiện trong bữa ăn gia đình, tuy nhiên sau bài viết này các chuyên gia khuyên rằng bạn nên hạn chế đưa vào bữa ăn để tránh gây nguy hiểm đến xương khớp.
Top 5 thực phẩm gây hại cho xương
Trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và hầu như xuất hiện khoảng 90% trong các bữa ăn của gia đình Việt. Tuy nhiên, đã có rất nhiều tranh cãi về trứng trong những năm gần đây. Có tin đồn rằng ăn trứng luộc thường xuyên có thể gây ra nhiều bệnh, gồm loãng xương.
Trứng là thực phẩm giàu protein chất lượng cao với hàm lượng lên tới khoảng 13%. Các loại và tỷ lệ axit amin của trứng rất gần với cơ thể con người, tỷ lệ hấp thụ của cơ thể cũng rất cao với các vitamin trong trứng như vitamin A, lutein, vitamin D. Những chất này rất tốt cho tế bào thị giác, thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và thúc đẩy quá trình đông máu. Tuy nhiên, trứng có tỷ lệ hấp thu sắt thấp và không thể coi là thực phẩm bổ sung sắt tốt.
Một nghiên cứu cho rằng trứng có thể gây loãng xương thực ra có liên quan đến thực tế là trứng rất giàu protein và chế độ ăn giàu protein có thể gây bệnh loãng xương. Ăn quá nhiều chất đạm sẽ làm tăng lượng axit trong cơ thể và khiến canxi bị đào thải khỏi xương. Đồng thời, nó sẽ làm giảm chức năng thận, tăng chuyển hóa canxi trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình mất canxi từ xương, tất cả đều có thể gây ra bệnh loãng xương.
Vì thế, tuy trứng là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều, tốt nhất chỉ ăn tối đa 2-3 lần trên tuần, và cần chế biến với nhiều món khác nhau tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau có hàm lượng oxalat cao
Một điều khiến nhiều người ngỡ ngàng chính là axit oxalic kết hợp với canxi và các khoáng chất khác trong đường tiêu hóa tạo thành các tinh thể không hòa tan được đào thải ra khỏi cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng canxi, theo thời gian có thể gây ra chứng loãng xương. Một số loại rau bina, rau dền, cần tây... có hàm lượng axit oxalic cao, do đó, không nên tiêu thụ quá nhiều. Bạn có thể chần qua rau trước khi chế biến để làm giảm lượng canxi.
Thực phẩm nhiều muối
Ăn nhiều thực phẩm quá mặn chính là nguyên nhân dẫn đến việc hấp thụ canxi của cơ thể và thúc đẩy quá trình mất canxi, dễ dẫn đến tình trạng thiếu canxi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn thực phẩm chứa chất bảo quản bảo quản, dưa chua, kẹo trái cây… đều là giàu muối và nên ăn càng ít càng tốt.
Thực phẩm giàu phốt pho
Việc tiêu thụ quá nhiều phốt pho chính là nguyên nhân gây ức chế sự hấp thu canxi, dẫn đến giảm lượng canxi trong máu và gây ra chứng loãng xương. Canxi trong cơ thể cũng sẽ kết hợp với phốt pho tạo thành hydroxyapatite dễ gây vôi hóa mạch máu. Một số thực phẩm được khuyến cáo chứa nhiều phốt pho như: thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiên, đồ uống có ga...
Một số loại cá to
Trong những con cá có kích thước lớn hàm lượng chất béo rất cao, nếu ăn lâu dài sẽ dẫn đến dư thừa axit béo tự do trong cơ thể, khi kết hợp với canxi sẽ hình thành bong bóng canxi không hòa tan, gây bất lợi cho quá trình hấp thu canxi. Hàm lượng protein trong những thực phẩm này cũng rất cao, việc nạp quá nhiều protein gây bất lợi cho việc hấp thụ canxi nên cần kiểm soát lượng tiêu thụ hàng ngày.
Một số triệu chứng báo hiệu bệnh loãng xương
Đau xương
Khi bệnh loãng xương ở thể nhẹ thì bạn sẽ cảm thấy các cơn đau rất mơ hồ nhưng lâu dần bạn sẽ thấy đau nhức ở các đầu xương, mỏi dọc các xương dài, sau đó đau nhức như châm chích toàn thân. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh sẽ thường đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,… Cuối cùng cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
Đau cột sống
Đau cột sống cũng là một triệu chứng báo hiệu bệnh loãng xương rất rõ ràng, người bệnh sẽ cảm thấy đau như thắt ngang cột sống hoặc đau lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn, đau dọc theo các dây thần kinh liên sườn, dọc theo dây thần kinh đùi, thần kinh tọa, có khi đau tăng lên do hắt hơi, ho, nín hơi, sổ mũi, xì hơi, cười to, khóc to… Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế.
Cột sống bị biến dạng
Nếu bệnh loãng xương không được điều trị kịp thời thì những tổn thương từ xương có thể làm cột sống bị biến dạng thành các đường cong như gù, vẹo, còng lưng, chiều cao của cơ thể giảm so với tuổi lúc còn trẻ.
Ngoài ra, khi các cơn đau xuất hiện với tần suất lớn hơn thì các cơ cạnh cột sống sẽ co cứng, nên bệnh nhân sẽ rất khó thực hiện các động tác như: cúi, ngửa, nghiêng người, quay người, đồng thời người bệnh có thể xuất hiện các cảm giác như ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi. Vì thế khi đã có các triệu chứng loãng xương rõ ràng nêu trên thì khối lượng xương của cơ thể thường đã giảm, hoạt động, chức năng của xương cũng không được ổn định.