Cá trê
Cá trê là chính là loại cá phổ biến ở nước ta. Ở mỗi vùng miền khác nhau loài cá này lại có một cái tên riêng như miền Bắc gọi là cá trê, cá quả. Nhưng miền Nam và Tây gọi là cá lóc. Loại cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng do cá trê sống ở vùng bùn lầy nên dễ nhiễm thủy ngân và một vài kim loại nặng khác. Chính vì vậy, theo các chuyên gia của Mỹ thì liệt loại cá trê Việt Nam vào danh sách những loại cá bẩn nên tránh xa.
Cá hồi nuôi
Cá hồi nếu sống trong tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những con cá hồi được nuôi thường chứa chất kích thích tăng trưởng và nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng lại ít khoáng chất. Tỉ lệ omega-3 và omega-6 trong cá hồi nuôi cũng thấp hơn. Thêm vào đó, trong các trại nuôi cá hồi không đảm bảo vệ sinh thì cá hồi còn bị nhiễm những chất độc như dioxin và PCB không tốt cho sức khỏe. Chính vì vậy, khi ăn cá hồi nuôi bạn nên loại bổ phần đầu, não, da, trứng… để bảo vệ sức khỏe.
Cá nóc
Trong thành phần dinh dưỡng của cá nóc có chứa độc tố tetrodotoxin. Khi cơ thể con người trúng độc thành phần này có thể dẫn tới thần kinh, tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. Loài cá cực ngon này lại chứa chất kịch độc này có thể gây tử vong nếu chế biến sai cách.
Trong toàn bộ cơ thể của cá nóc đề chứa độc tố này từ: Máu, mắt, buồng trứng, gan, bộ phận sinh dục, da cá nóc là những bộ phận có chứa loại chất độc này. Chính vì vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên ăn cá nóc.
Cá rô phi nuôi
Theo nghiên cứu được công bố từ Bộ Nông nghiệp Mỹ tiết lộ, hầu hết cá rô phi nuôi đều bị nhiễm các chất gây ung thư. THêm vào đó, các loại thức ăn để nuôi cá rô phi là chất thải từ gia súc và gia cầm nên tỷ lệ nhiễm khuẩn là rất lớn.
Theo một nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Wake Forest Mỹ cho biết: Trong cá rô phi chứa nhiều omega-6 hơn omega-3 nên dễ làm tăng nguy cơ bị bệnh suyễn, viêm khớp và các bệnh viêm khác trong cơ thể.
Cá da trơn
Các loại cá da trơn như cá tra, cá vồ… thường có nhiều ở khu vực miền Tây nước ta. Bản thân các loại cá da trơn có kích thước khá to. Ngoài ra, trong quá trình nuôi dưỡng để tăng nhanh kích thước của cá, một số người nuôi cho cá ăn hóc-môn. Chính vì thế, những con cá được nuôi tự nhiên thì ít nguy hiểm và giàu dưỡng chất hơn những con bị kích lớn dễ nhiễm chất tăng trọng. Bên cạnh đó, cá da trơn thường sống ở vùng bùn lầy nên dễ nhiễm kim loại nặng như chì và thủy ngân… dễ gây bệnh cho con người.