Không phải bố mẹ nào cũng biết, trẻ luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy con là làm mẫu và đối xử với trẻ bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không cần lúc nào cũng phải la mắng, kỷ luật. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn không đưa ra những nguyên tắc cơ bản và hướng dẫn con làm theo. Theo một số nghiên cứu, hình phạt với trẻ là hành động sai lầm bởi lúc này trẻ sẽ cảm thấy tức giận và muốn chống lại thay vì hợp tác với bạn.
Theo đó, thay vì dùng hình phạt thì bố mẹ nên quan tâm và yêu thương cũng nhưng trở thành tấm gương cho con noi theo. Từ đó, trẻ sẽ dần chấp nhận những quy tắc mà chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số phương pháp dạy con ngoan được nhiều bố mẹ áp dụng và đã nhận lại kết quả khả quan.
Học cách thấu hiểu con
Thực tế, trẻ sẽ cảm thấy khá bất mãn, sợ hãi và thậm chí hoảng sợ với hình phạt dù đúng hay sai. Do vậy, thay vì roi vọt, bố mẹ nên đưa con đến một nơi yên tĩnh để con cảm thấy an toàn và nhẹ nhàng giảng giải lỗi sai của con. Lúc này, trẻ sẽ bình tĩnh và bố mẹ cũng có thể gần gũi và thấu hiểu suy nghĩ của con mình hơn.
Luôn biết cách điểu chỉnh cảm xúc của bản thân khi trẻ mắc lỗi
Đây có thể là một điểm tốt trẻ sẽ học được từ bạn khi gặp bất kỳ vấn đề xấu gì sau này. Theo đó, khi trẻ làm sai, bạn không nên có hành động nóng giận ngay mà nên hít thở thật sâu và đợi đến khi bản thân bình tĩnh và làm chủ được tình hình. Lúc này, bạn sẽ không vì quá tức giận mà để lại những vết thương về thể xác lẫn tinh thần cho con sau này.
Luôn giúp đỡ và làm bạn với trẻ
Việc làm gương và hỗ trợ tự làm những công việc cá nhân như: Biết nói lời cảm ơn, không làm quên đồ, đợi đến lượt, làm bài tập về nhà,... sẽ là thói quen rất tốt và giúp xây dựng những kỹ năng cơ bản trong việc hình thành tính cách của trẻ.
Ngoài ra, với việc công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ trong thời điểm hiện nay sẽ rất dễ khiến bạn và con xa cách. Bởi có không ít trường hợp khi sinh hoạt gia đình, bố mẹ và thậm chí là con cái chỉ chăm chú vào điện thoại, máy tính mà quên cách trò chuyện với nhau.
Chính vì thế, bố mẹ nên học cách rời xa công nghệ và dành thời gian trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Theo đó, khi bạn trở thành người bạn thân thiết với trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.
Đưa ra những quay tắc trên cơ sở đồng cảm
Tuy cần hạn chế dùng kỷ luật, roi vọt với trẻ nhưng bạn vẫn cần đưa ra một vài quy tắc dựa trên cơ sở cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc của bạn dễ dàng và ít làm sai hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra những hướng dẫn thay vì yêu cầu con phải làm theo, hay cho trẻ có thời gian để làm quen, thích nghi cũng như đánh thức sự ham học hỏi của trẻ. Bởi có một thực tế là trẻ sẽ cư xử sai nếu chúng cảm thấy tiêu cực và không có sự kết nối với những người xung quanh.
Hướng dẫn trẻ sửa sai
Ngay từ nhỏ, bạn nên đưa ra những bài học tốt để có thể truyền tải thông điệp cho con một cách dễ dàng nhất qua những mẩu truyện ngắn hoặc hành động của chính bạn. Điển hình như nếu bạn làm sai thì không nên xấu hổ mà hãy tự sửa chữa và giúp con làm theo mình. Theo đó, tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con thay đổi nhận thức một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, khi trẻ làm sai, chúng cũng có những lý do riêng. Lúc này, bạn nên cho trẻ thời gian để giải phóng cảm xúc và suy nghĩ về việc làm của mình. Lâu dần trẻ sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái. Nếu trẻ còn quá nhỏ, thì bạn nên là người giảng giải và hướng dẫn con sửa sai để sau này không còn tái diễn. Bởi sự quát mắng, trừng phạt cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí bắt chước lại hành động của bạn.