Hẳn rằng ai trên thế giới này cũng dành cả cuộc đời để hướng tới một mục tiêu duy nhất - sự ổn định.
Có thể ổn định cuộc sống, ổn định gia đình, làm cho người thân vui vẻ hạnh phúc là mong muốn lớn nhất trong lòng chúng ta.
Đối với người bình thường, tại sao “sự ổn định” lại quan trọng đến thế? Ổn định ở đây gắn liền với chất lượng cuộc sống.
1. “Biết mình”
Như người ta vẫn nói: “Điều quan trọng là một người phải biết tự nhận thức bản thân ra sao”.
Người không có sự hiểu biết về mình thường bối rối, nỗ lực thì nhiều nhưng cuối cùng lại lạc lối vô nghĩa. Họ không biết hoàn cảnh của mình, cũng không biết con đường cuộc sống của mình sẽ dẫn đến đâu.
Nếu không biết điểm mạnh của mình thì không thể phát huy; không biết điểm yếu thì không thể bù đắp được những thiếu sót; nếu không biết hoàn cảnh của chính mình, bạn sẽ không thể tìm ra con đường riêng.
Chỉ khi con người biết tự nhận thức trước, chúng ta mới có thể nhìn thấy thế giới và vạn vật.
2. Tìm hướng đi phù hợp với khả năng
Có một câu nói vàng trên thị trường tư bản: Mọi người chỉ có thể kiếm tiền trong phạm vi nhận thức của mình, không thể kiếm tiền ngoài phạm vi này.
Ví dụ: Nếu bạn am hiểu về viết lách, bạn có thể kiếm được tiền về lĩnh vực này. Nếu không biết gì về kinh doanh mà vẫn cứ đâm đầu, kết cục tiền mất tật mang đành phải chấp nhận.
Chúng ta có thể làm những gì mình muốn, kiếm được bao nhiêu tiền và sống theo cách bản thân khát khao. Tiền đề là chúng ta phải đạt được điểm đầu tiên - “có sự tự nhận thức”. Bản chất của việc tự hiểu biết không phải là để con người tự nhận ra điểm yếu của mình, mà là hiểu được điểm mạnh điểm yếu và “học hỏi điểm mạnh của nhau”.
Nếu vận mệnh đi đúng hướng thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn và “ổn định” là chuyện nằm trong tầm với.
3. Chuyện gì cũng nên có sự chuẩn bị
Có quan điểm thế này: Khi làm bất cứ việc gì cũng phải chuẩn bị cho điều tốt nhất và xấu nhất.
Chúng ta phải lạc quan về tương lai và có kế hoạch đối phó với rủi ro. Trên thực tế, “tốt” và “xấu” cùng tồn tại, chúng ta cần nhìn thấy cả hai mặt trắng đen này cùng một lúc.
Nếu chỉ nhìn thấy mặt tốt mà không nhìn thấy mặt xấu, bạn sẽ dễ dàng bị sự phiến diện nuốt chửng. Nếu chỉ nhìn thấy mặt xấu mà không nhìn thấy mặt tốt, bạn sẽ dễ mất hy vọng vào những điều tiêu cực.
Phương pháp đúng đắn là cố gắng nhìn ra lối thoát trong khó khăn, nhìn thấy khủng hoảng trong thời điểm thuận lợi và có cả những sự chuẩn bị tốt nhất cũng như những kế hoạch tồi tệ nhất.
Bằng cách này, dù phía trước có gió mạnh hay bão bùng, chúng ta đều có thể dễ dàng ứng phó và giảm thiểu rủi ro.
4. Không quan tâm người xấu, không để ý chuyện hư
Trên thế giới có đủ loại người. Có kẻ ác và quân tử; có người xấu và người tốt; có kẻ mưu mô và cũng có người lương thiện giản dị.
Cách kết bạn và đối nhân xử thế ảnh hưởng đến gần như toàn bộ cuộc sống của chúng ta.
Chúng ta cũng có thể duy trì thái độ “giữ khoảng cách” đối với kẻ tiểu nhân. Không châm chọc, cũng đừng kiêu ngạo ta đây trước họ, nếu không hậu quả khôn lường.
Khi nói đến những điều thị phi và t rắc rối, chúng ta cũng có thể duy trì nguyên tắc “không phải việc của mình thì không lo”.
5. Tiết kiệm cho bản thân và gia đình
Sự thật về “ổn định” là gì? Gia đình có tài sản nhất định, cho dù gặp phải vấn đề gì cũng có thể giải quyết bằng số tiền này.
Ở nhà có người già ốm đau, chúng ta có tiền tiết kiệm để chữa bệnh, không cần vay mượn khắp nơi, không cần lo lắng đủ thứ.
Con cái ở nhà cần được học trường tốt, chúng ta có tiền để bảo đảm vật chất cho con cái, không cần để con cái phải lo lắng về tương lai của chúng.
Tiết kiệm tiền có vẻ như nhiều người không thích lắm nhưng thực chất nó lại là cảm giác an toàn lớn nhất đối với người bình thường chúng ta. Trong thời đại ngày nay, điều có thể đảm bảo sự ổn định của chúng ta không phải là thứ gì đó xa hoa, mà là số tiền tiết kiệm trong túi.
Hãy cố gắng tiết kiệm càng nhiều tiền càng tốt cho bản thân và gia đình. Số tiền này sẽ cứu bạn và những người thân yêu khỏi nguy hiểm vào thời điểm quan trọng.