Phụ Nữ Sức Khỏe

Cảnh báo: Dấu hiệu tiền sản giật nguy hiểm ở phụ nữ mang thai

Khoảng 6 – 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Bệnh gây ra những biến chứng nặng nề cho cả mẹ và bé, thậm chí là tử vong ở mẹ và thai chết lưu, sinh non ở con. Vậy những dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết sớm tiền sản giật?

Bệnh tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là một rối loạn phức tạp thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ, đây là hội chứng xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày. Tiền sản giật được biểu hiện bằng huyết áp tăng cao và nồng độ protein trong nước tiểu tăng.

dau hieu tien san giat 1
Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật, có kèm theo co giật và hôn mê. 

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là gần cuối thai kỳ, càng gần lúc lâm bồn cần phải chú ý đặc biệt đến các dấu hiệu tiền sản giật và có chế độ thăm khám hợp lý tại bệnh viện.  Bên cạnh đó, mẹ bầu cần kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên để sớm phát hiện ra các triệu chứng, giảm thiểu các biến chứng rủi ro.

Các biến chứng của tiền sản giật

Các sản phụ có thể gặp những biến chứng vô cùng nặng nề nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này. Những biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não (đột quỵ), phù phổi, suy thận, tổn thương gan và gặp vấn đề trong hệ đông máu. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật, trong đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, tiền sản giật còn liên quan đến một số biến chứng khác nếu như không được điều trị kịp thời như bé sinh nhẹ cân (dưới 2,5 kg), nhau bong non (nhau thai tách khỏi tử cung), động kinh, sinh non trước 37 tuần tuổi…

dau hieu tien san giat 2
Tiền sản giật có thể khiến trẻ phải sinh non thiếu tháng, cần được chăm sóc y tế đặc biệt - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, những phụ nữ mang thai cần phải nắm rõ những dấu hiệu của tiền sản giật để có thể được điều trị sớm nhất.

Dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai

Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:

  • Huyết áp đột ngột tăng cao (>140/90 mmHg)
  • Có protein trong nước tiểu hoặc các vấn đề về thận
  • Đau đầu nghiêm trọng
  • Thay đổi thị lực tạm thời như mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau bụng trên
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Đi tiểu ít
  • Giảm lượng tiểu cầu trong máu
  • Chức năng gan suy giảm
  • Khó thở do có dịch trong phổi
dau hieu tien san giat 3
Mẹ bầu cần chú ý đến những dấu hiệu tiền sản giật để được thăm khám kịp thời - Ảnh minh họa: Internet

Hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu như bạn có những dấu hiệu tiền sản giật. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp và kiểm tra nồng độ protein trong máu… để phát hiện ra bệnh.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác bao gồm: Kiểm tra chức năng thận, siêu âm để kiểm tra sự phát triển của bé, Doppler quét để đo hiệu quả của lưu lượng máu đến nhau thai.

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác của tiền sản giật. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai. Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu ấy dường như phát triển không đầy đủ. Chúng hẹp hơn so với các mạch máu bình thường và đáp ứng không đúng với các kích thích nội tiết tố, từ đó khiến số lượng máu giảm dần.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên có thể là do không đủ lượng máu vào tử cung, tổn thương mạch máu, hệ miễn dịch đang xảy ra vấn đề do ADN của người mẹ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật?

Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

dau hieu tien san giat 4
Thừa cân trong thai kỳ là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc tiền sản giật - Ảnh minh họa: Internet
  • Tiền sử tiền sản giật: tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc tiền sản giật sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn
  • Mang thai lần đầu
  • Tuổi tác mang thai: Nếu bạn mang thai khi đã trên 40 tuổi cũng làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Mang đa thai
  • Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai: Nếu khoảng cách mang thai giữa hai lần ngắn hơn 2 năm hoặc dài hơn 10 năm sẽ có nguy cơ tiền sản giật.
  • Tiền sử bệnh tật: Nếu bạn đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, đau nửa đầu, tiểu đường... cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật.

Đối với thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao, có thể xét nghiệm yếu tố tân tạo mạch máu PLGF trong ba tháng đầu thai kỳ để phát hiện sớm tiền sản giật.

Cách duy nhất điều trị tiền sản giật là sinh con

Tiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm và diễn biến nhanh, bất ngờ. Vì vậy với bất kỳ dấu hiệu tiền sản giật nào mà bạn nghi ngờ, hãy lập tức đến cơ sở y tế để có được sự chăm sóc đúng thời điểm.

Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ gần ngày sanh của mẹ, phụ thuộc vào tháng tuổi của thai nhi và sức khoẻ của người mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau. 

dau hieu tien san giat 5

 Cách điều trị tiền sản giật là chấm dứt thai kỳ, mẹ bầu có thể buộc phải sinh con sớm - Ảnh minh họa: Internet

Nếu là tiền sản giật nhẹ và thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh của bản thân, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu khi ở nhà cần theo dõi huyết áp 2 lần (sáng và chiều) mỗi ngày và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian.

Nếu bị chẩn đoán mắc phải tiền sản giật khi sắp đến ngày sinh con hoặc thai đã được 37 tuần, bạn nên nghỉ ngơi trên giường, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí là nằm viện nếu cần thiết. Đa số các trường hợp bị sản giật trước khi sinh đều có thể được điều trị với steroid có thể giúp phổi của em bé phát triển.

Nếu tiền sản giật nặng, người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày. Mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật. Tuy nhiên nếu đã tới tuần thai 35 – 36 thì mẹ vẫn có khả năng sinh thường vì lúc này cổ tử cung đã mềm, bác sĩ sẽ theo dõi xuyên suốt trong quá trình chuyển dạ.

Làm sao để phòng ngừa tiền sản giật?

Để giảm nguy cơ mắc tiền sản giật, trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu nên:

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để kiểm soát huyết áp. Không ăn quá nhiều tinh bột, nhiều đường, cai thuốc lá, các chất kích thích, tích cực ăn nhiều rau củ trái cây. Đối với các mẹ bầu có cân nặng lớn trước khi mang thai nên hạn chế ăn muối, ưu tiên các món luộc, hấp, hạn chế các món chiên xào.
  • Uống đầy đủ nước, khuyến khích các chị em mang thai nên uống từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
  • Để giảm huyết áp, bác sĩ có khuyên mẹ bầu sử dụng bổ sung canxi, vitamin D, nằm nghiêng sang bên trái khi nghỉ ngơi. Trong trường hợp sử dụng aspirin để giảm huyết áp cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ.
dau hieu tien san giat 6
Mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để hạn chế tiền sản giật - Ảnh minh họa: Internet
  • Cách tốt nhất để mẹ và bé cùng khoẻ mạnh là mẹ phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của mẹ và các triệu chứng, dấu hiệu tiền sản giật.
  • Có lịch sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Chế độ luyện tập nhẹ nhàng, các môn thể thao như đi bộ hoặc yoga hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ của phụ nữ mang thai.

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ đừng lơ là với những dấu hiệu của tiền sản giật và có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thai kỳ.

An Nhiên

Tin liên quan

Đau lưng khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo và cách giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải, vì vậy mẹ bầu cần nắm được...

Dược thiện bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi, đặc biệt...

Sản phụ 29 tuổi vỡ thai ngoài tử cung nguy kịch vì không biết mang thai

Nghi ngờ bị viêm dạ dày, sản phụ 29 tuổi sống tại Bình Dương liền đi khám. Tuy nhiên, các...

Mẹ dùng ngũ cốc lợi sữa giúp sữa về căng đầy, con bú no nê

Chúng ta đều biết những lợi ích tuyệt vời của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng trong thực tế...

Tăng huyết áp, tiền sản giật và sản giật khi mang thai

Các nhà khoa học cho rằng bệnh lý tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tâm trương trên 90...

Chuyên gia mách cách đề phòng tai biến tiền sản giật cực kỳ nguy hiểm đối với bà bầu

Tiền sản giật là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, thường gặp nhất ở ba tháng...

Đọc truyện cổ tích cho thai nhi là một phương pháp thai giáo hữu hiệu

Có vô vàn những mẩu truyện cổ tích cho thai nhi mà mẹ bầu có thể chọn lựa và quyết...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình