Phụ Nữ Sức Khỏe

4 bộ phận “vô cùng nhạy cảm” của trẻ sơ sinh cha mẹ nên hạn chế chạm vào

Hóa ra trước giờ cha mẹ toàn làm sai.

Với làn da mềm mại và đôi má ửng hồng, đôi môi chúm chím, trẻ sơ sinh khiến nhiều người muốn ôm hôn. Chính cha mẹ cũng không thể cưỡng lại mà thường xuyên bế trẻ lên và cưng nựng.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, cha mẹ nên hiểu rằng tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ sơ sinh đều rất yếu ớt và cần được bảo vệ cẩn thận. Đôi khi chạm vào bất cứ chỗ nào trên cơ thể bé chúng ta đều cảm thấy vô cùng mềm mại nhưng lại đang vô tình gây ra tổn thương đến cơ thể bé.

Dưới đây là 4 bộ phận nhạy cảm nhất của trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế chạm vào:

1) Khuôn mặt của bé, đặc biệt là khu vực miệng:

Trẻ nhỏ luôn thu hút mọi người vì khuôn mặt với làn da mềm mịn, đôi má phúng phính. Vì vậy, đa số cha mẹ, người thân đều xem việc hôn và chạm vào mặt bé là một trong những phương tiện để thể hiện tình yêu với trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều vi khuẩn trong tay và miệng của người lớn. Hệ miễn dịch của trẻ lại còn quá yếu, chưa thể đề kháng các loại vi khuẩn từ cơ thể người lớn. Vì vậy, khi hôn và chạm vào mặt trẻ, cha mẹ đang vô tình đưa mầm bệnh vào người con.

2) Vùng xương hàm

Đây vùng có xương mềm, dễ gãy hoặc biến dạng bởi khung xương của trẻ lúc này rất yếu. Quai hàm lại rất gần với mang tai và tuyến mang tai. Nếu thường xuyên bị nhéo, vuốt hoặc xoa má sẽ khiến khung xương mặt không phát triển được bình thường, có thể làm khuôn mặt bị lệch hoặc hai bên không đều nhau. Vì vậy, dù yêu thương thế nào thì bố mẹ cũng cần tránh hôn má và nựng phần cằm của bé.

3) Rốn

Cuống rốn là nơi liên kết nhau thai với mẹ, là nơi mà thức ăn đi qua trong suốt quá trình bé nằm trong bụng mẹ. Khi bé chào đời, cuống rốn sẽ là một vết thương hở vì nhau thai được cắt ra từ đấy. Một số bé sau khi sinh vẫn chưa rụng rốn hoàn toàn, nhiều mẹ thấy thế lại “ngứa tay” chạm vào hay cố gắng làm cuống rụng ra. Trên thực tế, điều này vô cùng nguy hiểm và dễ dàng làm trẻ bị nhiễm trùng, gây hại cho sức khỏe.

Ảnh minh họa: Internet

Cha mẹ nên biết rằng đã là vết thương thì cần được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ. Các bậc phụ huynh nên để rốn của trẻ luôn trong tình trạng khô ráo, không được dùng tay chạm trực tiếp vào rốn của trẻ sơ sinh. Đồng thời phải theo dõi quá trình rụng rốn để có biện pháp xử lý kịp thời khi có bất thường xảy ra.

4) Mũi

Sống mũi cao là điều mà bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có được. Nhiều cha mẹ truyền tai nhau rằng thường xuyên véo mũi con sẽ giúp mũi cao lên. Đây là sai lầm khá phổ biến của các bà mẹ. Việc làm này ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của em bé, nơi chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến các vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đường thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.

Bên cạnh đó, thay vì chạm vào 4 vùng nhạy cảm trên, cha mẹ nên thường xuyên chạm vào những bộ phận dưới đây trẻ ngày càng thông minh và phát triển hơn.

Bàn tay và bàn chân

Bàn tay và bàn chân là nơi các dây thần kinh ngoại biên tương đối phát triển, cha mẹ có thể thường xuyên chạm 2 bộ phận này. Điều này có thể kích thích phản ứng não bộ của bé và giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Ảnh minh họa: Internet

Mỗi khi rảnh rỗi, cha mẹ có thể bóp đầu ngón tay, bàn chân cho bé , vừa có thể chơi với bé vừa dành thời gian bên con.

Bụng

Trẻ sơ sinh vẫn chưa biết đi và ngày nào cũng nằm một chỗ nên thường tích tụ khí trong bụng và cảm thấy chướng bụng, khó chịu. Mẹ có thể giúp bé massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp kích thích nhu động tiêu hóa của bé.

Ảnh minh họa: Internet
Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn

Tin liên quan

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp?

Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là thích hợp?. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi...

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi là rất quan trọng, bởi trong khoảng thời...

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ phải làm sao?

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ C thường khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Thông thường, nhiệt...

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng, mẹ nên xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường sẽ làm ảnh hưởng và gây khó khăn cho bé trong...

Sự thật về tư thế ngủ như đầu hàng của trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ bất ngờ

Thực tế, trẻ sơ sinh ngủ với hai tay giơ lên như đầu hàng là một chuyện rất phổ biến,...

Bàn tay trẻ sơ sinh có 1 "mật ngữ" nhận biết trí thông minh: Mẹ đã biết?

Một đứa trẻ thông minh sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá trình học tập và công việc sau này.

Con 2 tháng tuổi liên tục chảy dịch lạ từ ngày rụng rốn, đi khám mới biết là do căn...

Dù đã 2 tháng tuổi, nhưng phần rốn của con liên tục chảy dịch lạ, người mẹ có mua đủ...

Tin mới nhất

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa lão hóa nhau thai và bệnh cơ tim chu sinh...

40 phút trước

Bí quyết 164 năm của người Thụy Điển để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, mạnh mẽ

1 giờ trước

5 sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải hủy hoại sự tự tin của con

1 giờ trước

Làm được 6 điều này chứng tỏ con bạn là đứa trẻ có EQ cao

1 giờ trước

4 điều cha mẹ nên làm khi lỡ tổn thương con

1 giờ trước

5 câu nói quyền năng giúp trẻ tự tin hơn

1 giờ trước

7 điểm chung của các bố mẹ có con thành đạt

1 giờ trước

8 hoạt động sau giờ học giúp con thông minh hơn

1 giờ trước

5 dấu hiệu cho thấy con bạn nghiện điện thoại

3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình