Phụ Nữ Sức Khỏe

3 thói quen xấu này của mẹ bầu chính là nguyên nhân gây nhiễm độc thai nghén, nguy hiểm con

Trong thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu đời mẹ bầu cần nên quan tâm đúng cách để phòng tránh những tác động xấu bên ngoài ảnh hưởng đến con trong bụng.

Trường hợp một mẹ bầu người Trung Quốc dưới đây là một ví dụ điển hình. Tiểu Vân và chồng kết hôn sau khi tốt nghiệp đại học, không lâu sau họ hạ sinh một cậu con trai. Trong thời gian mang thai, mẹ chồng của Tiểu Vân từ quê lên để chăm sóc con dâu. Bà tự tay làm mọi việc và không để Tiểu Vân phải làm gì.

Tiểu Vân có sở thích ăn đồ cay, nếu thức ăn không đúng khẩu vị cô sẽ không có cảm giác ngon miệng khi ăn và ăn được rất ít. Mẹ chồng sợ con dâu ăn ít sẽ không đủ dinh dưỡng cho đứa trẻ phát triển, không còn cách nào khác là nấu ăn theo sở thích của cô. Khi đứa con của Tiểu Vân được sinh ra, sau vài ngày đã xuất hiện bệnh vàng da và rất nhiều nốt mẩn đỏ mọc trên mặt và cơ thể. Theo góc độ y học cho rằng, tình trạng này của em bé là bị "nhiễm độc thai nghén".

Con của Tiểu Vân được sinh ra, sau vài ngày đã xuất hiện bệnh vàng da và rất nhiều nốt mẩn đỏ mọc trên mặt và cơ thể (Ảnh minh họa). Ảnh minh họa: Internet

Nhiễm độc thai nghén là gì?

Nhiễm độc thai nghén là một tình trạng bệnh lý riêng biệt của phụ nữ khi mang thai, xuất hiện vào quý I và quý III của thai kỳ với những biểu hiện khác nhau. Để hiểu rõ nhiễm độc thai nghén có nguy hiểm không, trước hết người bệnh cần biết nhiễm độc thai nghén là như thế nào.

Đây là bệnh lý gây ra do sự rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại biên và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não. Hệ quả của hiện tượng này là sự thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và nhau thai, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho cả thai và mẹ. Nhiễm độc thai nghén luôn đi trước trong hầu hết các trường hợp sản giật, là biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ với tỷ lệ tử vong rất cao. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và dễ bị ngạt sau sinh.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén nổi bật trong 3 tháng đầu thai kỳ là nghén nặng, thai phụ thường nôn nghén quá độ, ăn uống kém. Mặt khác triệu chứng nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng cuối thai kỳ là phù, tăng huyết áp, xuất hiện protein trong nước tiểu,… Nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén hiện nay còn chưa rõ nên việc điều trị nhiễm độc thai nghén còn nhiều khó khăn.

Thuật ngữ “nhiễm độc thai nghén” có ý nghĩa ám chỉ quá trình thai nghén gây độc lên cơ thể của người phụ nữ mang thai. Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.

Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật. Ảnh minh họa: Internet

Tiền sản giật: Ngoài các triệu chứng nhiễm độc thai nghén, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng như choáng váng, đau đầu, mắt mờ, đau bụng, protein niệu cao, có khi >0,5g/l. Lúc này thai phụ cần được nhập viện theo dõi. Việc xác định tuổi thai chính xác và chấm dứt thai kỳ đúng lúc đóng vai trò tiên quyết trong điều trị bệnh. Tiền sản giật không được theo dõi sát và điều trị đúng đắn sẽ dẫn đến cơn sản giật.

Sản giật: Là biến chứng nặng nhất của nhiễm độc thai nghén với tỷ lệ tử vong cho mẹ và con cao. Sản giật thường xảy ra ở những phụ nữ sinh con so. Thai phụ có những cơn co giật toàn thân mạnh rồi co cứng toàn bộ, đầu ưỡn cong ra sau, mắt đảo rồi nhìn ngược lên trên, sau đó chuyển sang trạng thái giật rung nhanh, co giật ở mặt, tay chân, sùi bọt mép, ngừng thở sau đó co giật giảm dần và chuyển sang hôn mê. Với tính chất co giật mạnh, bệnh nhân có thể cắn phải lưỡi gây chảy máu hoặc gặp phải chấn thương do rớt khỏi giường. Giai đoạn co cơ và thư giãn cơ xảy ra xen kẽ, và có thể kéo dài trong một vài phút. Bệnh nhân sản giật thường tử vong trong bối cảnh suy tim, phù phổi, nhồi máu não.

3 thói quen xấu của bà bầu dễ gây nhiễm độc thai nghén

1. Sử dụng mỹ phẩm khi mang thai: Mẹ bầu nên biết các loại mỹ phẩm sẽ chứa một số thành phần kim loại nặng, nếu sử dụng lâu ngày, chất độc sẽ tích tụ ngày càng nhiều, thai nhi sẽ hấp thụ qua dây rốn, từ đó sản sinh ra "nhiệt độc". "Nhiệt độc" này có thể làm tổn thương da bé, sau đó để lại vết mẩn trên da bé.

2. Mẹ bầu thích ăn đồ nướng có vị cay: Sau khi mang thai, khẩu vị của các mẹ bầu chắc chắn sẽ thay đổi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn rất thích ăn đồ cay nướng thì nên từ bỏ. Vì đồ cay nướng khi vào cơ thể dễ sinh ra nhiều nhiệt lượng, nếu không đào thải kịp thời các chất nóng này sẽ sinh ra độc tố thai nghén. Theo thời gian nó được truyền vào cơ thể em bé qua dây rốn, và da bé bị mẩn ngứa.

Vì đồ cay nướng khi vào cơ thể dễ sinh ra nhiều nhiệt lượng, nếu không đào thải kịp thời các chất nóng này sẽ sinh ra độc tố thai nghén. Ảnh minh họa: Internet

3. Mẹ bầu là người kén ăn và thường bị táo bón: Sau khi mang thai, do lượng hormone thay đổi khiến mẹ bầu dễ chán ăn, vì vậy nhiều mẹ bầu rất kén ăn. Tình trạng kén ăn không chỉ dẫn đến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ bầu kén ăn chỉ thích ăn thịt, không thích ăn rau cũng dễ gây táo bón, thường xuyên bị táo bón sẽ gây nóng trong, phân kém,… Các chất độc trong cơ thể sẽ ngày càng nhiều, sẽ khiến em bé sinh ra nhiễm độc thai nghén.

Vì vậy, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao trong thai kỳ để thúc đẩy quá trình đại tiện. Ngoài ra, uống nhiều nước hơn khi mang thai và tập các bài tập thể dục phù hợp, để giảm bớt sự xuất hiện của chứng táo bón và giảm tình trạng táo bón khi mang thai, đương nhiên nhiễm độc thai nghén sẽ ít hơn.

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Mang thai 4 tháng, vùng kín thai phụ bất ngờ ngứa ngáy, đến khi đi khám phát hiện bí mật...

Một thai phụ đang mang thai ở tháng thứ 4 thì bất ngờ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy vùng...

Cô gái 28 tuổi lỡ làm ‘chuyện cấm’ khi mang thai ở tháng thứ 4, ngậm ngùi sinh con ra...

Đừng dại dột mắc phải những sai lầm khi mang thai để rồi phải ân hận cả đời phụ nữ...

Thai phụ đau đớn để mất con ở tuần thứ 39 thai kỳ vì chủ quan với tình trạng bệnh...

Chỉ vì mẹ chủ quan mà để mất con mãi mãi khi thai kỳ đã bước vào tuần thứ 39....

Những loại hoa rất dễ gây dị tật thai nhi, khi mang thai có thích mấy mẹ cũng không được...

Ngoài những món ăn, thói quen hàng ngày dễ làm con bị dị tật thì hoa cũng ảnh hưởng không...

Muốn con có IQ hơn người chồng chỉ cần làm những việc này khi vợ mang thai, đảm bảo con...

Bạn đừng nghĩ khi còn trong bụng con chúng ta không biết gì nhé, chúng có thể học hỏi từ...

Thai nhi ở tuần thứ 10 mất tim thai do mẹ hay ăn món này, những món mà thai phụ...

Khi mang thai chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng, bất kể những thứ gì bạn đưa vào...

Vợ bầu 6 tháng bụng vượt mặt, tăng cân vù vù, chồng đứng ‘chết lặng’ khi bác sĩ nói: ‘Không...

Sau khi dùng que thử thai thấy 2 vạch, cơ thể vẫn khỏe mạnh và bình thường nên mẹ bầu...

Tin mới nhất

6 mẹo giúp nước hoa lưu hương lâu hơn để tạo ấn tượng với đối phương

1 giờ trước

Chuyên gia cảnh báo việc người đã tiêm vaccine COVID-19 AstraZeneca ồ ạt đi xét nghiệm tìm 'cục máu đông'!

1 giờ trước

Tại sao cần tiêm vắc xin cúm trước khi mùa hè kết thúc và mùa mưa bắt đầu?

1 giờ trước

Bật mí 6 mẹo vặt để bạn thức dậy ngay mà không cần nhấn nút báo thức lại mỗi sáng

1 giờ trước

Cơ ngơi 16 tỷ đồng của Đức Tiến sau khi lấy vợ hoa hậu ở Mỹ: Khu vườn ngập hoa...

1 giờ trước

Nữ NSƯT là giai nhân nhạc đỏ một thời: Từng có mối tình thầy trò đẹp như cổ tích với...

1 giờ trước

Dàn sao nữ 'Cô gái xấu xí' sau 16 năm: Người viên mãn hôn nhân, người 'nghiện thẩm mỹ', một...

1 giờ trước

Bác sĩ da liễu hướng dẫn 3 mẹo rửa mặt 'chuẩn khoa học' giúp da dẻ ngày một sáng mịn,...

4 giờ trước

Chăm chỉ áp dụng những bước dưỡng da kiểu Hàn, làn da mọc mụn chi chít bỗng trắng mịn không...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình