Gan lợn
Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên chính bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.
Để giảm độc tố của gan nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố còn tích tụ lại.
Tuy vậy, nếu bạn thường xuyên ăn gan lợn thì nên hạn chế dần đi vì nó hoàn toàn không phải thực phẩm tốt lành cho sức khỏe.
Phần thịt cổ
Lợn và các loài động vật khác có những hạt bạch huyết. Đây là cơ quan miễn dịch của động vật và nằm ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên hạch bạch huyết tập trung phổ biến nhất ở vùng cổ. Loại hạch này chứa số lượng lớn các thực bào, bảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn và tế bào chết. Sau mỗi lần bị tổn thương, hạch bạch huyết sẽ nổi lên để bảo vệ cho cơ thể lợn.
Hạch bạch huyết của lợn càng lớn, nó chứa rất nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp bệnh vào cơ thể.
Ngoài ra, cổ lợn cũng chứa một số lượng lớn tuyến giáp, nơi tiết ra hormone thyroxine. Khi hấp thu quá nhiều hormone thyroxine sẽ gây ảnh hưởng tới nội tiết con người và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, gây nên các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra thyroxine rất ổn định và rất khó phá hủy ngay cả khi nấu ở nhiệt độ cao.
Óc lợn
Mặc dù óc lợn được xem là món ăn bổ dưỡng, vì chứa canxi, phốt pho, sắt và một số thành phần khác. Nhưng ngược lại, thành phần cholesterol lại rất cao.
Thông thường một cái não lợn nặng 100g chứa khoảng 3000mg cholesterol. Chỉ cần ăn một cái óc lợn cũng phải "nhịn" tất cả những chất chứa cholesterol khác ít nhất 10 ngày.
Vì vậy, hãy cân nhắc khi ăn óc lợn và nên ăn bao nhiêu là đủ.