Chứng đầy hơi dạ dày có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và nó là thường gây đau, dẫn đến co thắt dạ dày, chướng bụng, ợ chua và khó tiêu . Có 2 nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi là do đồ ăn hoặc thức uống. Khi thức ăn được tiêu hóa , các khí như cabonic, metan và hidro được sinh ra và được tích luỹ trong dạ dày.
Một vài loại thực phẩm gây chứng đầy hơi như bắp cải, các loại đậu, đậu lăng và các loại nước trái cây có đường. Nhưng bạn không cần phải lo lắng nếu biết cách chữa trị nhanh chứng đầy hơi với 13 bài thuốc dân gian này.
Hạt Carom :
Là loại hạt có dược tính, được dùng để làm thảo dược. Hạt chứa hợp chất gọi là thymol ( dầu xoa bóp ) - tiết ra dịch dạ dày để giảm các vấn đề dạ dày .
Cho 3-4 thìa hạt carom vào nửa tách nước sôi. Lọc lấy nước và uống.
Rượu Giấm táo:
Rượu giấm táo có tác dụng làm giảm triệu chứng đầy hơi trong dạ dày. Rượu giấm táo có hiệu quả tức thì trong việc giảm chứng đầy hơi dạ dày và trị khó tiêu.
Pha 2 muỗng canh rượu giấm táo vào một ly nước ấm và khuấy đều. Uống hỗn hợp này sẽ làm dịu cơn đau của bạn.
Bạc hà:
Bạc hà là bài thuốc dân gian chữa trị hiệu quả các vấn đề về dạ dày. Bạc hà hỗ trợ hệ tiêu hoá và kích thích đường ruột, làm tan các khí hơi nguyên nhân gây chướng bụng. Bạn có thể nhai lá thô hoặc làm thành trà bạc hà để uống.
Cách làm trà bạc hà như sau :
Đun nước sôi và cho 2 muỗng canh lá bạc hà vào
Ngâm trà trong 5 phút
Uống trà bạc hà hằng ngày
Quế:
Quế là phương thuốc khác có hiệu quả tức thì trong việc chữa trị chứng đầy hơi. Quế có tác dụng xoa bóp dạ dày và kích thích hệ tiêu hoá .
Cách pha chế hỗn hộp : Pha ½ thìa bột quế + ½ thìa mật ong vào tách sữa ấm.Uống khi có triệu chứng đầy hơi.
Gừng:
Gừng là phương thuốc rất tốt để chữa trị chứng đầy hơi vì nó chứa chất gingerol và shogal làm sạch đường ruột. Gừng cũng có tác dụng giảm viêm và chữa bệnh không tiêu. Bạn có thể nhai một ít gừng tươi sau bữa ăn hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng vào nửa chén của nước sôi, để hỗn hợp hòa tan trong 10 phút và uống ba lần / ngày.
Hạt thì là Tây ( Fennel ) :
Là phương thuốc tự nhiên để giảm các vấn đề dạ dày. Hạt thì là có tác dụng chống co thắc dạ dày, hỗ trợ tiêu hoá và giảm nhanh chứng đầy hơi.
Cách sử dụng : Thêm 1 muỗng canh hạt thì là vào nước đun sôi. Nấu nhỏ lửa trong 5 phút . Lọc lấy nước để uống.
Hạt tiêu :
Tiêu chứa chất Kali giúp cải thiện chức năng tiêu hoá của dạ dày. Nó hạn chế việc hình thành khí hơi ở đường ruột và kích thích sản sinh dịch dạ dày, axit clohidric, xoa bóp dạ dày và hỗ trợ tiêu hoá.
Cách pha chế : Trộn ½ thìa bột tiêu đen với đường .
Cho hỗn hợp vào ½ ly sữa chua ( buttermilk), khuấy đều và uống.
Quả chanh:
Uống một ly nước chanh ấm vào buổi sáng là thói quen tốt. Chanh là bài thuốc dân gian rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa vì axit trong quả chanh kích thích sản sinh axit clohidric, là chất làm tiêu thức ăn.
Thêm 1-2 muỗng canh nước chanh vào tách nước ấm và uống hàng ngày.
Sữa chua:
Sữa chua không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe.Sữa chua chứa axit lactic, giúp giảm chứng đầy hơi, khó tiêu. Pha một ly sữa chua + muối đen (black salt ) và cho thêm bột thì là để ngon hơn , khuấy đều và uống.
Cây A Ngùy:
Cây A Ngùy rất hiệu quả để chữa trị chứng đầy hơi, chướng bụng. A Ngùy có tác dụng ngăn chặn sự sinh trưởng của các vi khuẩn đường ruột sản sinh ra khí hơi trong dạ dày.
Cho ½ thìa bột A Ngùy vào nước ấm , khuấy đều và uống.
Tỏi :
Tỏi là 1 gia vị luôn có sẵn trong nhà bếp. Tỏi có mùi cay hăng và gây nóng nên có tác dụng kích thích dạ dày xoa bóp để tiêu hóa thức ăn.
Trôn tỏi tươi, tiêu đen, hạt thì là vào 1 tách nước sôi. Lọc lấy nước và uống.
Lá ổi:
Lá ổi là phương thuốc hiệu quả để chữa trị vấn đề dạ dày - ruột non vì làm giảm dịch nhầy nguyên nhân gây rối loạn hệ tiêu hoá. Lá ổi cũng có tính kháng vi khuẩn sản sinh ra khí hơi.
Lấy một nắm đầy lá ổi bỏ vào nước đun sôi. Lọc lấy nước uống.
Quả Amla Ấn Độ ( Lý gai Ấn độ ) :
Quả Amla chứa hợp chất kháng viêm và chất chống oxi hoá, cũng giàu trong xơ, giúp cân bằng nồng độ axit trong dạ dày. Ngoài ra Amla, còn có tác dụng giải độc và chữa đau dạ dày táo bón, đầy hơi, v.v
Bạn có thể làm nước ép amla để uống. Hoặc ăn sống với muối.
Theo Boldsky