Phụ Nữ Sức Khỏe

10 lợi ích của tỏi đối với trẻ em

Nhờ giàu chất chống viêm allicin, tỏi giúp trẻ nhỏ phòng ho cảm cúm, tốt cho tiêu hóa.

Trong Đông y, tỏi được sử dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ tiêu hóa, bao gồm trị giun và tiêu chảy, cải thiện hô hấp. Thế kỷ 19, tỏi được người Mỹ dùng như một loại thuốc bổ giúp tăng đề kháng.

Trị ho đờm, sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Tỏi có lợi ích kháng khuẩn và tăng đề kháng nhờ thành phần allicin. Bà mẹ có thể ăn tỏi trước khi cho con bú trong mùa lạnh, thời tiết giao mùa hoặc bổ sung vài giọt dầu tỏi vào sữa công thức khi trẻ có dấu hiệu chớm bệnh. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, tỏi giúp giảm đờm, tuy nhiên cần sử dụng với liều lượng phù hợp cho trẻ. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể uống nước ép tỏi pha loãng hàng ngày với lượng vừa phải để tăng đề kháng. 

Cải thiện các vấn đề đường ruột

Ảnh minh họa: Internet

Tỏi trị một số vấn đề đường ruột như viêm đại tràng, tiêu chảy và kiết lị. Đây là thảo dược tự nhiên có tác dụng loại bỏ giun sán ký sinh trong đường ruột mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các vi khuẩn có lợi khác. Nên thêm nước ép tỏi vào chế độ ăn cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn đường ruột, tốt cho dạ dày.

Chữa đau tai

Tỏi có đặc tính chống nấm, kháng sinh và kháng virus, vì vậy hữu ích khi chữa đau tai ở trẻ em. Cách làm là trộn tinh dầu tỏi với dầu ô liu để chữa đau tai. 

Điều trị tăng huyết áp

Allicin có trong tỏi giúp các mạch máu thư giãn và làm giảm nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng giảm quá trình kết tập tiểu cầu và huyết khối ở trẻ.

Điều trị những vấn đề về mắt

Tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng như quercetin, vitamin C và selen, hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng mắt và giảm sưng mắt ở trẻ. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng tỏi thích hợp cho trẻ em khi điều trị bệnh nhiễm trùng mắt.

Điều trị vết thương bị nhiễm trùng

Tỏi có đặc tính kháng khuẩn. Các vết thương bị nhiễm trùng thường chứa các vi khuẩn có hại đến sức khỏe. Pha loãng nước ép tỏi thoa lên vết thương bị nhiễm trùng để diệt vi khuẩn có hại và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nên sử dụng nước ép tỏi pha loãng, nếu dùng nước ép nguyên chất có thể gây kích ứng cho làn da của trẻ.

Thúc đẩy tiêu hóa

Bổ sung tỏi thường xuyên trong các bữa ăn giúp ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tỏi có tác dụng hỗ trợ quá trình hoạt động của ruột trơn tru và hiệu quả hơn.  

Phòng ngừa ung thư

Các nghiên cứu cho thấy tỏi và các loại củ họ Allium, bao gồm hành, tỏi tây và hẹ có thể ngăn ngừa ung thư thực quản, vú, buồng trứng và tuyến tiền liệt.

Nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm chứa allium ít có nguy cơ ung thư dạ dày hơn so với người ăn ít hoặc không ăn gì cả. Allium có tác dụng chống các tế bào ung thư, tiêu diệt H. pylori, vi khuẩn liên quan ung thư dạ dày. Sử dụng 20 gram tỏi mỗi ngày, tương đương với một tép tỏi, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trị hen suyễn

Tỏi có thể làm giảm cơn hen suyễn bằng cách uống một ly sữa kèm ba tép tỏi luộc mỗi tối trước khi đi ngủ. 

Ngăn ngừa sâu răng và những vấn đề về răng miệng

Một trong những lợi ích của tỏi là tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn mảng bám răng gây sâu răng. Ngoài ra, tỏi cũng điều trị các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác như viêm nha chu, tưa miệng... Allicin, một trong những hoạt chất có trong tỏi, chống lại vi khuẩn bằng cách ức chế các enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn.

Theo Ngọc Quỳnh/VNExpress

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cha mẹ cách giảm tình trạng khô da mùa lạnh ở trẻ em

Làn da nhạy cảm, mỏng manh của trẻ vào mùa đông lạnh có nguy cơ bị hanh khô. Để khắc...

Những tên đẹp cho bé trai 2020 mang lại may mắn, tài lộc cho bé

Để có tên đẹp cho bé trai 2020 tuổi chuột, bố mẹ nên đặt những cái tên thể hiện được...

Phát hiện con trai tuổi teen thủ dâm, cha mẹ nên làm gì?

Khi bắt gặp con thủ dâm, cha mẹ không nên làm toáng lên mà bình tĩnh nói chuyện, trao đổi,...

Mẹ tìm thấy thư tình trong cặp con gái lớp 5, bất ngờ về câu từ viết trong đó

Nhiều câu từ tình cảm không phù hợp lứa tuổi khác được viết trong thư do một người bạn trai...

Con tự ti vì bệnh, mẹ kiên quyết "Con là viên ngọc quý của mẹ" và thành quả bất ngờ

Diêu Võ Bân biết tình trạng của bản thân đã làm khổ cha mẹ, tự thấy bản thân là gánh...

Chăm sóc trẻ thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và hay bùng phát vào cuối đông, đầu xuân. Bệnh thủy đậu lây...

Cháu bé 2 tuổi gặp "phản ứng lạ" khi ăn rau củ, vì đâu?

Tôi đang chăm sóc 2 cháu bé cùng 2 tuổi (một bé là con). 2 cháu bé ăn như nhau...

Tin mới nhất

Ăn lòng đỏ trứng mỗi ngày, chuyện gì xảy ra?

54 phút trước

Cách làm tóp mỡ da giòn, vàng rộm thơm ngon lại không bị hôi dầu

3 giờ trước

Đây là loại rau giúp phòng chống ung thư, bán đầy ở chợ Việt, vị ngọt thanh mát rất dễ...

3 giờ trước

Tạm biệt các vấn đề về tiêu hóa bằng trà bạc hà và hạt rau mùi

5 giờ trước

Ai cũng ăn bắp cải trắng, loại bắp cải chứa gấp 10 lần chất cực tốt cho miễn dịch này...

8 giờ trước

Sáng ăn rau rất tốt, nhưng cần 'tránh xa' các loại rau thông dụng này vì gây hại cho dạ...

8 giờ trước

10 loại thực phẩm giúp tăng cường lượng magiê tốt nhất

9 giờ trước

Đây là món ăn nhẹ giúp chống viêm và giảm cân

9 giờ trước

Một số loại rau củ tốt nhất giúp giảm mỡ bụng

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình