Gan là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể người. Đây là tuyến lớn nhất và là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể chúng ta. Chức năng của gan rất quan trọng cho một cuộc sống lành mạnh. Ung thư gan là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này, đe dọa đến tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư gan, trong bài viết này chúng tôi đề cập đến những loại thực phẩm quen thuộc gây ung thư gan mà nhiều người vẫn hay ăn hàng ngày.
1. Rượu
Các chuyên gia y tế cũng khẳng định rượu có chứa nhiều calorie không kém các loại thịt mỡ. Bên cạnh đó, thứ đồ uống này còn có chứa cồn, chất đặc biệt gây hại cho gan.
Cồn bị phân giải trong gan sẽ sản sinh ra chất độc acetaldehyde gây tổn hại đến ADN. Chất này còn làm gia tăng sự sinh trưởng của các tế bào gan bất thường, gây ra những thay đổi về di truyền và ung thư.
2. Thực phẩm bị mốc
Nếu khâu bảo quản kém, thực phẩm rất dễ bị biến chất do các tác nhân từ môi trường và trở thành nơi phát triển của các loại nấm mốc xanh, nấm có mũ… đều chứa chất aflatoxin.
Chất độc này có thể ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan. Khi xâm nhập vào gan, aflatoxin sẽ gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Chưa dừng lại ở đó, các bệnh nhân viêm gan B ăn phải những thực phẩm bị mốc sẽ có nguy cơ mắc ung thư tăng gấp 60 lần so với những người bình thường.
Với đặc trưng khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, chúng ta nên nhớ kỹ những nguyên tắc bảo quản thực phẩm dưới đây để tránh tình trạng nấm mốc:
- Những loại lương thực như ngô, khoai lang, gạo… phải được phơi khô hoàn toàn và cất giữ trong môi trường khô ráo, thoáng mát.
- Không tận dụng những loại thực phẩm đã mốc để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Các chế phẩm từ đậu (dầu động phộng, sữa đậu…) không nên cất giữ quá lâu, thường xuyên kiểm tra tình trạng sản phẩm và lưu ý về hạn sử dụng.
3. Dầu thực vật bị biến chất
Khi bị biến chất, các loại dầu thực vật thường có mùi ôi thiu, đồng thời sản sinh ra chất malondialdehyde.
Chất này sẽ sinh ra poilime phản ứng với protein trong cơ thể, làm biến dị cấu trúc vốn có của protein. Từ đó, các tế bào protein bị biến dị sẽ mất đi công năng vốn có và tự động chuyển hóa thành tế bào ung thư giai đoạn đầu.
4. Đồ uống có gas và chứa caffein
Hầu hết các loại nước ngọt đều có chứa soda 0 chất làm acid hóa cơ thể và nuôi dưỡng các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, chất màu giống caramel trong thức uống có gas và dẫn chất của nó là 4-methyllimidazole cũng được xếp vào danh mục khuyến cáo là những chất gây ung thư.
Tương tự như vậy, những đồ uống có chứa caffein cũng làm gan bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
5. Bắp rang bơ quay lò vi sóng
Bỏng ngô là món ăn vặt mà nhiều người thích ăn. Để tránh việc không đảm bảo vệ sinh khi mua bỏng ngô ở ngoài đường, mọi người thường thích nổ bỏng ở nhà bằng lò vi sóng.
Trong một thời gian dài, nhiều người cho rằng khói từ lò vi sóng trong bỏng ngô có thể khiến bạn bị ung thư phổi. Mặc dù lập luận này sau đó đã được chứng minh là sai sự thật, nhưng có một bệnh liên quan đến phổi có tên là diacetyl gây nên từ khói của lò vi sóng kết hợp với túi chứa bỏng ngô. Ngoài ra, có một lớp hóa chất trong lớp chống dính bên trong túi phân hủy thành hợp chất axit perflurooctanoic trong quá trình nổ bỏng bên trong lò vi sóng. Một nghiên cứu năm 1993 của tiến sĩ Frank Gilliland đã cho thấy rằng các công nhân tiếp xúc với hóa chất này có tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư.
6. Thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn bao gồm đồ ăn nhanh, xúc xích, thịt xông khói… Những loại thịt này có chứa rất nhiều muối và một số chất bảo quản cùng các hóa chất khác. Khi ăn thịt hun khói bạn còn có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hydrocacbon thơm đa vòng gây ung thư, giống như khi bạn hút thuốc lá.
7. Dưa chua
Dưa chua tuy là món ăn khoái khẩu nhưng bạn cần hạn chế nếu muốn tránh nguy cơ mắc ung thư gan. Bắp cải, dưa và các món chuối chua luôn là món khai vị ngon. Tuy nhiên, dưa chua chứa một lượng lớn chất nitrosamine, đã được các nhà nghiên cứu chứng minh có thể gây ung thư gan, tốt nhất là không nên ăn hoặc ăn càng ít càng tốt.
8. Đường hóa học
Có lẽ bạn nghĩ rằng nên bỏ đường tinh luyện và thay vào đó là chất làm ngọt nhân tạo (đường hóa học) sẽ giúp bạn tránh được các tế bào gây ung thư. Nhưng theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì, việc sử dụng đường hóa học đã được chứng minh là gây ra ung thư ở chuột trong phòng thí nghiệm, nhưng nghiên cứu này vẫn chưa kết luận được liệu nó có gây ung thư ở người hay không. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn nên hạn chế sử dụng đường hóa học khi chế biến thực phẩm.
Vậy nên ăn gì để bảo vệ gan?
1. Cà rốt, cam quýt
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ trái cây, rau củ có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư là vì chúng chứa các chất vitamin, khoáng chất, chất xơ. Khi các chất này kết hợp với nhau sẽ sinh ra các phản ứng hóa học, cản trở sự phát triển của mầm bệnh.
Theo lời khuyên của một tiến sĩ nghiên cứu về thực phẩm, mỗi ngày chúng ta nên ăn khoảng ít nhất 5 loại rau, củ, quả hoặc nhiều hơn. Buổi sáng uống một ly nước ép sẽ rất tốt. Buổi trưa, chiều nên ăn thêm vài miếng hoa quả. Trong bữa ăn chính nên ăn vài món rau.
Như vậy cả ngày sẽ đưa vào cơ thể tổng lượng khoảng 400- 800gram rau, củ quả, giúp làm giảm nguy cơ ung thư gan tới 20%.
2. Uống trà
Người có thói quen uống trà, nếu duy trì thường xuyên với liều lượng phù hợp, sẽ có tác dụng tốt trong phòng ngừa ung thư gan.
3. Ăn các sản phẩm từ sữa
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, trong trường hợp kiểm soát tốt việc uống rượu, nếu ăn uống thêm các sản phẩm từ sữa hàng ngày, sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan tới 78%.
Hiện nay trẻ em đã có thói quen uống sữa khá đều, nhưng người lớn vẫn chưa đủ quan tâm đến việc bổ sung sữa, hãy lưu ý sớm điều này để giảm nguy cơ mắc ung thư.
4. Măng tre, rau diếp, măng tây
Các chuyên gia gợi ý rằng ăn ba món này trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ tươi ngon hấp dẫn, mà còn có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan.