Phụ Nữ Sức Khỏe

Vì sao sau tiêm vắc xin nCoV nhiều phụ nữ bị rụng tóc, chậm 'đèn đỏ': Chuyên gia giải thích

Sau khi tiêm phòng vắc xin nCoV, rất nhiều chị em bị rụng tóc, chậm chu kỳ, liệu đây có phải tác dụng phụ của vắc xin hay không.

Sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau cánh tay, mệt mỏi, đau nhức hoặc ốm yếu là một số tác dụng phụ điển hình sau khi tiêm vắc xin nCoV. Tuy nhiên, thực tế sau khi tiêm vắc xin nhiều chị em còn bị rụng tóc, chậm đèn đỏ, giống trường hợp của chị Ngân dưới đây.

Chị Nguyễn Hà Ngân (23 tuổi, Hai Bà Trưng Hà Nội) cho biết chị bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bị chậm kinh nguyệt 12 ngày. Nhưng sau chu kỳ chậm đó lại đến sớm hơn thường lệ vòng chu kỳ 1 tuần. Chị Ngân lo lắng việc tiêm vắc xin ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Không riêng gì chị Ngân, rất nhiều chị em phụ nữ than phiền bị chậm kinh sau khi tiêm vắc xin. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Phượng (Hà Đông, Hà Nội) sau khi tiêm 1 mũi vắc xin AstraZenca vào đầu tháng 9, chị Phượng đã bị chậm kinh 20 ngày. Cùng với chậm kinh nguyệt, chị Phương cho biết chị bị rụng tóc rất nhiều nên lo lắng vắc xin ảnh hưởng tới nội tiết tố.

Những rắc rối này của chị em đã được chia sẻ trên báo Infonet và cũng được TS-BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Bộ môn Phụ sản, trường Đại học Y Dược TP.HCM giải thích đầy đủ:

Vậy vì sao sau tiêm vắc xin nhiều phụ nữ bị rụng tóc, chậm 'đèn đỏ'?

Bác sĩ Trung cho biết, thời gian qua ông cũng nhận được rất nhiều than phiền của chị em về việc chậm 'tháng' sau khi tiêm vắc xin.

Ngoài ra còn nhiều người xuất hiện các dấu hiệu lạ như rụng tóc, hay mệt hơn, đau nhức xương khớp…

Chuyên gia này cho biết, theo các nghiên cứu thì vắc xin nCoV hoàn toàn không ảnh hưởng tới nội tiết tố ở nữ giới, cũng như khả năng sinh đẻ.

Về lý thuyết, vắc xin có thể ảnh hưởng đến chu kỳ, vắc xin cũng tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể và phản ứng miễn dịch này có thể có tác động đến chu kỳ của chị em.

Bác sĩ Trung giải thích rằng, chu kỳ hàng tháng được điều hòa 1 phần bởi hệ thống miễn dịch. Một số tế bào miễn dịch nhất định có thể được tìm thấy trong lớp nội mạc tử cung, chúng còn tham gia vào quá trình bong ra của lớp niêm mạc tử cung trong chu kỳ và xây dựng lại nó cho chu kỳ tiếp theo.

Ngoài ra, chậm tháng sau tiêm vắc xin có thể do các yếu tố stress, tâm lý. Bởi vì tâm lý căng thẳng, tập thể dục, giấc ngủ, chế độ ăn kiêng hoặc bệnh tật, đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ

Một số chị em có thể lo lắng, căng thẳng về việc tiêm chủng, trong khi những người khác sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi được tiêm vắc xin.

Bởi vậy, nếu chị em căng thẳng lo ngại tác dụng phụ của vắc xin nCoV và đi tiêm về sau đó vẫn lo, thì chu kỳ cũng bị ảnh hưởng, có thể tới chậm hơn hoặc sớm hơn.

Ngay cả khi tìm thấy mối liên hệ giữa vắc xin nCoV và những thay đổi ngắn hạn đối với chu kỳ, chuyên gia cho rằng đó cũng sẽ không phải lý do để trì hoãn tiêm chủng.

Hồi cuối tháng 8 Tiến sĩ Mary Jane Minkin, bác sĩ phụ khoa và là Giáo sư tại Trường Y Đại học Yale (Mỹ) cho biết: “Lợi ích của việc tiêm vắc xin chắc chắn sẽ vượt trội hơn nếu chúng thực sự có liên quan đến nhau".

Các nhà nghiên cứu thời điểm này cũng đã khởi động 1 cuộc khảo sát để bắt đầu thu thập dữ liệu để tìm ra mối liên hệ giữa vắc xin và chậm ngày ở phụ nữ

Bác sĩ Trung khuyến cáo, nếu có rối loạn thường xuyên thì các bạn gái nên khám phụ khoa để được chẩn đoán và tư vấn đầy đủ.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Điểm mặt các phẩm giàu protein hiệu quả cho việc giảm cân

Ăn thực phẩm giàu protein có nhiều lợi ích, bao gồm xây dựng cơ bắp, giảm cân và cảm thấy...

8 cách khắc phục ngạt mũi khi bị cảm

Tình trạng nghẹt mũi phổ biến do cảm vào mùa lạnh hay mưa có thể được cải thiện nhờ vào...

3 dấu hiệu thường gặp cảnh báo ung thư dạ dày nhưng nhiều người lầm tưởng là bệnh vặt

Đôi khi, những dấu hiệu cơ bản lại báo hiệu căn bệnh nguy hiểm như ung thư dạ dày, vì...

Những 'đại kỵ' khi ăn ốc, biết mà tránh kẻo rước thêm bệnh vào thân

Ốc là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, rất hợp trong mùa lạnh. Tuy nhiên món ăn này lại có...

Một người qua đời, một người phải sống nhờ máy thở suốt đời vì viêm phổi kẽ chỉ sau 2...

Cả 2 bệnh nhân này đều có thể trạng tốt, khỏe mạnh, cho tới khi nhuộm tóc xong thì bắt...

Những sai lầm của chị em phụ nữ dễ mắc phải khiến “vòng 1 chảy xệ”,dễ mắc bệnh tuyến vú

Đa số các bệnh về vú có liên quan đến thói quen sinh hoạt và tiêu thụ thực phẩm không...

Sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nên ăn gì, uống gì?

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể có thể đối mặt với một số phản ứng như sốt, đau nhức,...

Tin mới nhất

3 năm bên xứ người, về quê ăn Tết vợ mặc áo khoác khư khư, đêm chạm phải bụng lùm...

4 giờ trước

Thất thểu ra khỏi tòa sau ly hôn, chồng đi sau bất ngờ dúi vào tay cuốn sổ tiết kiệm...

4 giờ trước

Khoe chồng que thử thai 2 vạch, anh tức giận nói 1 câu khiến tôi bật khóc nức nở

4 giờ trước

Đưa bạn gái mang bầu về xin cưới, bố chỉ lên bàn thờ nói 1 câu, tôi tái mặt vội...

5 giờ trước

Gần sáng thấy em chồng lẻn vào phòng lục túi xách, tôi vẫn giả bộ lờ đi, khi xem lại...

5 giờ trước

Mang chục trứng ngỗng về mẹ chồng bĩu môi kêu lắm chuyện, hôm sau tôi thấy giỏ trống trơn

5 giờ trước

Bị mẹ anh chê xấu sẽ “phá gen đẹp” nhà chồng, tôi cười đáp lời mà bác vội đi xem...

6 giờ trước

Chị gái lấy chồng giàu “nứt vách”, ngày chị đi đẻ lần 2, nhìn cảnh tượng ngoài phòng sinh mẹ...

6 giờ trước

Đẻ hơn năm chồng vẫn không chạm vào vợ, nhìn 1 món đồ trong đáy tủ, tim tôi như ngừng...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình