Thực đơn dành cho người bị ung thư thực quản
Các bạn có biết chế độ dinh dưỡng và thực đơn dành cho người bị ung thư thực quản là gì chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Bệnh nhân nên kiêng gì?
+ Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn:
Những thực phẩm chế biến sẵn và đã qua bảo quản trong thời gian dài như thịt xông khói, xúc xích, những loại thịt đóng hộp, đông lạnh…
+Những thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, nước có ga:
Không nên ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, những thực phẩm được chế biến trực tiếp dưới nhiệt độ cao.
Không nên uống những loại đồ uống có ga hoặc sử dụng những chất lỏng súc miệng có chứa cồn.
+ Không nên ăn đồ ăn quá cứng:
Người bệnh nên bắt đầu ăn với một chế độ ăn với những thực phẩm mềm và tăng dần mức độ lượng thức ăn lên theo tình trạng bệnh.
Dần dần có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc lại, nhưng không nên ăn những thức ăn rắn, gây khó khăn trong việc nhai và nuốt.
Đối với những thực phẩm từ thịt có thể nghiền ra cho dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
+ Hạn chế các sản phẩm từ sừa:
Một số người có thể dị ứng với đường trong sữa và có thể gây ra buồn nôn hoặc tiêu chảy. Hạn chế các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm sữa hoặc sữa đậu nành trong thời gian đầu. Các triệu chứng này có thể mất đi trong một vài tuần.
+ Không được ăn quá nhanh:
Nên ăn chậm và có thể uống nước trong khi ăn tránh tình trạng nghẹn và buồn nôn. Những bệnh nhân sau khi điều trị ung thư thực quản có thể thường xuyên gặp phải tiêu chảy, nên ăn một số thực phẩm như rau xanh và trái cây tươi để giảm các triệu chứng này.
Nên hạn chế những thực phẩm từ sữa.
Điều quan trọng là duy trì chế độ dinh dưỡng tốt và trọng lượng. Những bệnh nhân duy trì trọng lượng có thể chịu đựng được điều trị tốt hơn và tránh bị gián đoạn điều trị.
Một số nguyên tắc với người bị ung thư thực quản
+ Ăn chế độ dinh dưỡng nhẹ nhàng:
Với bệnh nhân ung thư thực quản, cần hạn chế chế độ ăn có nhiều axit, cay, nóng và đồ ăn có quá nhiều gia vị.
Thay vì cho nhiều gia vị, hãy cho bệnh nhân ăn nhạt hơn và ít đồ chiên xào hơn. Do bệnh lý của người bệnh nên thực đơn cũng cần chú ý: ưu tiên những thực phẩm nhừ, nhuyễn để người bệnh dễ ăn.
+ Chế độ ăn thanh nhiệt:
Hãy ưu tiên các loại rau, món luộc và đồ ăn tráng miệng mềm: dưa hấu,…
+ Ăn chậm, uống chậm:
Việc ăn chậm và uống chậm sẽ giảm bớt sự đau đớn khi ăn và nuốt, làm bệnh nhân dễ chịu hơn.
+ Hãy chia nhỏ bữa ăn:
Thay vì ăn 3 bữa như người thường, hãy cho bệnh nhân ăn 5 – 6 bữa trong ngày. Tuy nhiên, cần giảm lượng thức ăn và cho bệnh nhân ăn khi đói.
+ Hít thở sâu và chậm khi cảm thấy buồn nôn.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn.