Phụ Nữ Sức Khỏe

Tùy tiện hỏa trị liệu, đùa với lửa!

Gần đây, các trang mạng xã hội ngập tràn chia sẻ về phương pháp “đả thông kinh mạch” có tên là hỏa trị liệu do nhiều spa thực hiện.

Chúng tôi đã trao đổi với ThS-BS y học cổ truyền Nguyễn Thanh Sang, Phó khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Quận 2, TP.HCM, về phương pháp ẩn chứa nhiều hiểm họa này.

Phóng viên: Hiện nay đang rộ lên trào lưu hỏa trị liệu, bác sĩ có ghi nhận tình trạng này? 

ThS-BS Nguyễn Thanh Sang: Đúng là đang có phong trào hỏa trị liệu. Tại bệnh viện, tôi không áp dụng phương pháp này do chưa chứng minh được hiệu quả trị bệnh, tuy nhiên ngày nào cũng có vài bệnh nhân hỏi về phương pháp hỏa trị liệu.

Một số người chia sẻ được hàng xóm chỉ cách làm và đã tự làm cho người thân. Tôi nghe mà phát hoảng, bệnh nhân đúng là đang… đùa với lửa. 

Hỏa trị liệu làm tùy tiện tiềm ẩn nhiều tai họa

* Hỏa trị liệu nếu làm tùy tiện có thể gây nguy hiểm thế nào, thưa bác sĩ?

- Trước tiên, về nguy cơ phỏng cồn, phỏng cho cả người được làm và người thao tác. Để làm hỏa trị liệu, khách hàng sẽ để lưng trần, nằm sấp. Sau đó, người ta tẩm ướt khăn bông đắp lên lưng rồi dùng chiếc khăn sô ẩm nhúng đẫm cồn lên vùng cần hỏa cứu trên lưng. 

Tiếp đến, họ châm lửa, cho lửa bùng lên khoảng 15 giây rồi lấy khăn lông ẩm đã nhúng nước dập lửa. Nghe thì đơn giản nhưng nhiều người không biết rằng cồn nước rất dễ bắt lửa, lửa cồn lại màu xanh khó thấy, nhỡ không dập được lửa hoặc dập không kịp thì hậu quả sẽ thế nào?

Phương pháp này được thực hiện bởi người có chuyên môn và các cơ sở điều trị bệnh chính thống theo quy trình an toàn sẽ không đáng ngại, nhưng làm ở spa, ở nhà thì quá nguy hiểm.

Tiếp đến là các đối tượng chống chỉ định đối với phương pháp này. Khi quyết định một phương pháp điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ y học cổ truyền sẽ khám, chẩn đoán. Nhưng nhân viên spa, người thân trong gia đình không có chuyên môn nên không thể chẩn đoán bệnh.

Nếu những người mắc bệnh lý có nguyên nhân thực nhiệt (cao huyết áp, sốt, tim mạch) mà làm hỏa trị liệu thì biến chứng rất nguy hiểm. Chưa kể, thực hiện hỏa trị liệu ở vùng gân, da sát xương và mặt có thể gây phỏng; đặc biệt với người bị tiểu đường, một số phần bị mất cảm giác, khi lửa cháy sẽ không cảm nhận được…

* Vậy có phương pháp nào tương tự hỏa trị liệu nhưng an toàn hơn trong điều trị chứng nhức mỏi?

Trước tiên, mọi người hãy tới những cơ sở chính thống về y học cổ truyền (Bệnh viện Y học cổ truyền, khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền được Bộ Y tế cấp phép) để khám bệnh.

Tại đó, nếu cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp khá an toàn mà cũng dùng nhiệt là lá ngải cứu phơi khô, cuốn thành que như cây nhang và đốt lên rồi hơ vào vị trí các huyệt đạo. Khi hơ, bác sĩ sẽ để ngải cứu cách xa da bệnh nhân từ 10-15cm, vừa thao tác vừa đặt bàn tay còn lại để cảm nhận độ nóng sao cho người bệnh không bị phỏng. Đây là phương pháp đã được kiểm chứng từ lâu. 

Theo ThS-BS Nguyễn Thanh Sang, hỏa trị liệu hay còn gọi là hỏa long cứu (đốt cồn trên lưng nhìn như rồng lửa) không phải phương pháp y học cổ truyền cổ điển của Trung Quốc.

Phương pháp này mới xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 2007, được áp dụng để điều trị các chứng bệnh do hàn gây ớn lạnh, suy sinh dục, đôi khi họ nghĩ rằng chữa được chứng đàm thấp (đốt nóng làm hao hụt lượng mỡ thừa qua đường mồ hôi để giảm béo)… Khi du nhập vào Việt Nam, phương pháp này bị biến tướng, thực hiện một cách tùy tiện.

Theo Thanh Huyền/Phunuonline

Tin liên quan

Ăn trứng gà sống dễ bị nhiễm khuẩn

Trứng sống tiềm ẩn các vi khuẩn truyền nhiễm có thể gây ngộ độc.

Tiến trình cơ thể thay đổi sau khi uống rượu

Rượu tác động đến hệ thần kinh, làm mất kiểm soát hành vi, lời nói, chức năng tiểu tiện, thói...

Vệ sinh giấc ngủ ngay cả khi không mất ngủ

Tại các chuyên khoa khám mất ngủ, rối loạn giấc ngủ của Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện...

Từng phẫu thuật u vú có đặt túi ngực được không?

Tôi đã phẫu thuật u xơ (lành tính) ở vú trái cách đây mười năm. Mỗi năm, tôi đều siêu...

5 triệu chứng lạc nội mạc tử cung, chị em cần để ý

Khoảng 20%-50% phụ nữ vô sinh mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến phụ...

Cả đời không lo ung thư nếu học 8 nguyên tắc ăn uống của bác sĩ nổi tiếng Nhật Bản

Jiyang Gaosui, một bác sĩ chống ung thư nổi tiếng ở Nhật Bản, đã đề xuất "tám chế độ ăn...

Tư vấn sức khỏe: Phòng ngừa bệnh tim mạch cùng bác sĩ chuyên khoa

Bs Huỳnh Minh Nhật - Khoa Hồi sức Tim mạch bệnh viện quận Thủ Đức sẽ có những giải đáp...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình