Phụ Nữ Sức Khỏe

Từ 1.6, gần 50 BV tăng giá dịch vụ y tế “đánh” mạnh vào người không có thẻ BHYT

Từ hôm nay (1.6), gần 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng 1 thuộc các bộ, ngành sẽ chính thức áp dụng giá dịch vụ y tế mới.

Từ hôm nay (1.6), gần 50 bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện hạng 1 thuộc các bộ, ngành sẽ chính thức áp dụng giá dịch vụ y tế mới.

"Đánh" mạnh vào không có thẻ BHYT

Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1.6 các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và một số dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.

Khám-chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Việt - Đức Hà Nội. Ảnh: HẢI NGUYỄN

Có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa, bao gồm: Giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng bệnh viện. Nhiều dịch vụ y tế có mức tăng 2-3 lần giá cũ sẽ do người bệnh trả 100%.

Đơn cử, tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng 1 sẽ tăng từ 20.000 đồng/lượt hiện nay lên 39.000 đồng/lượt. Giá dịch vụ ngày/giường hồi sức tích cực/ghép tạng/ghép tủy... tại các bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 354.000 - 677.000 đồng/người… Ngoài ra, một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20- 30% so với mức giá hiện hành.

Đại diện Bảo hiểm xã hội VN, ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban, phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT - cho biết, mức tăng này là rất đáng kể khi người bệnh phải điều trị nội trú, điều trị dài ngày mà không có thẻ BHYT. Đặc biệt với người bệnh sử dụng nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng BV, bất kể người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú, điều trị ít ngày hay dài ngày.

Chênh lệch rõ giữa người có và không có BHYT

“Điều khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí khám chữa bệnh. Lần điều chỉnh giá dịch vụ y tế này, khoản tiền người khám chữa bệnh không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao. Ví dụ, chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng…”, ông Phúc phân tích.

Đến thời điểm này, theo tính toán của BHXH VN, số người chưa tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn đang trả mức giá thấp hơn nhóm dân số có thẻ BHYT. Giá dịch vụ y tế dành cho người chưa có thẻ BHYT chỉ mới kết cấu 3 yếu tố chi phí trực tiếp: Chi phí thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế phục vụ khám chữa bệnh; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ. Trong khi đó, quỹ BHYT đã chi trả phần lớn chi phí thay cho những người khám chữa bệnh BHYT mức giá dịch vụ y tế kết cấu cả tiền lương, phụ cấp.

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) - cho biết, theo lộ trình, tiếp sau các bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tăng giá từ ngày 1.6, sẽ có 30 tỉnh thực hiện giá mới với bệnh nhân tự chi trả vào tháng 8.2017; 15 tỉnh thực hiện vào tháng 10.2017 và 18 tỉnh thực hiện vào tháng 12.2017.

Hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 8 và 10.2017.

Theo Lệ Hà/Lao động

Tin liên quan

Măng rất bổ dưỡng và "đưa cơm" những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

Măng là một món ăn tốt cho sức khỏe vì sự đa dạng dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn....

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

Giữ được vẻ đẹp trẻ trung bất chấp thời gian là điều mà ai cũng mong muốn. Sau đây là...

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

Viêm chân lông là nỗi khổ và nỗi tự ti khiến bạn ngại mặc váy ngắn hay những chiếc áo...

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

Sau mưa, môi trường không đảm bảo vệ sinh, thiếu nước sạch, thuốc men... là những yếu tố khiến nhiều...

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

Sốt xuất huyết và Covid-19 là bệnh do 2 loại virus khác nhau gây ra. Tuy vậy, trong giai đoạn...

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

Thuốc đặc trực tràng có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh bị co thắt thực quản, hôn mê,...

Cảm giác đau đớn khi mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra những cơn đau dữ dội đến mức không thể ngủ được.

Tin mới nhất

Măng rất bổ dưỡng và "đưa cơm" những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

6 giờ trước

Muốn tăng cân an toàn đừng chỉ mãi ăn tinh bột, điểm danh những món ăn lành mạnh tốt cho...

1 ngày 4 giờ trước

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

2 ngày 1 giờ trước

Điểm danh những cách tẩy lông tự nhiên không mọc lại

2 ngày 1 giờ trước

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

2 ngày 1 giờ trước

Áp dụng phương pháp nhịn ăn có giảm cân không?

2 ngày 1 giờ trước

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

2 ngày 1 giờ trước

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

2 ngày 2 giờ trước

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình