Phụ Nữ Sức Khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Số ca mắc tay chân miệng tăng hơn 19%

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh, số ca mắc bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố trong tuần 22 là 977 ca, tăng 19,5% so với trung bình 4 tuần trước.

Trong tuần 22 (27/5 - 2/6), thành phố ghi nhận thêm 977 ca bệnh tay chân miệng, tăng 159 ca (19,5%) so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó, số ca bệnh tăng ở các trường hợp khám ngoại trú và giảm ở các trường hợp nhập viện điều trị nội trú.

Số ca bệnh tay chân miệng tiếp tục tăng cao ở hầu hết các quận huyện, TP. Thủ Đức (20/22 quận, huyện) trừ quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn. Những phường xã có số ca bệnh tăng cao so với trung bình 4 tuần trước là phường 12 (quận Tân Bình), xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh), phường Hiệp Bình Phước (TP. Thủ Đức).

Trong tuần, toàn thành phố ghi nhận 21 ổ dịch tay chân miệng mới phát sinh tại 8 quận huyện (quận 3, quận 7, quận 11, quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, Bình Thạnh, Nhà Bè), tăng so với tuần 21 (20 ổ dịch). Số ổ dịch tích lũy đến tuần 22 năm 2022 là 47 ổ dịch. Tất cả các ổ dịch đều được xử lý kịp thời.

Trong 5 tháng đầu năm, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận tổng cộng 4.768 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng.

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh truyền nhiễm lưu hành quanh năm, thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là các bé dưới 5 tuổi. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng từ tháng 3 - 5 và tháng 8 - 9 hằng năm. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, tuy nhiên ở một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Việc huấn luyện cho trẻ, người chăm sóc trẻ về vệ sinh cá nhân nhất là việc rửa tay thường xuyên với xà phòng là rất quan trọng.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, tử vong, không để dịch bùng phát, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả trẻ em và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám như:

- Sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi.

- Đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng.

- Phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.

6. Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay:

- Sốt cao trên 39 độ C không thể hạ bằng paracetamol.

- Quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đập nhanh.

7. Cha mẹ có con bị tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.

Theo Linh Chi/VTV

Tin liên quan

Chủng virus đậu mùa khỉ có 47 đột biến mới

Giải trình tự gene của virus đậu mùa khỉ đang lan toàn cầu cho thấy chúng có tới 47 đột...

Mẹ bật khóc nắm tay con sau một tháng hôn mê do sốt xuất huyết

Đứng cạnh giường bệnh, chị Ngọc Kiều chăm chú nhìn con ngủ, rưng rưng nước mắt. Bé trai mắc sốt...

Co giật mí mắt: Khi nào cần lo lắng?

Co giật mí mắt là hiện tượng phổ biến và thường không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng này...

Trẻ sốt xuất huyết: Lưu ý từ ngày 3 đến ngày 7 của bệnh nếu không muốn con gặp nguy...

Sốt xuất huyết nặng có thể xảy ra từ ngày thứ ba trở đi, đặc biệt, bệnh dễ trở nặng...

Vì sao quả vải tốt nhưng không nên ăn quá nhiều?

Với hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kinh ngạc, vải là loại trái cây hấp dẫn được nhiều người yêu...

Ngày 5/6: Ca COVID-19 mới thấp nhất trong gần 1 năm qua; Cả nước chỉ còn 35 F0 nặng

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 5/6 của Bộ Y tế cho biết có 685 ca mắc mới COVID-19...

Thêm 111 ổ dịch sốt xuất huyết phát sinh ở TP.HCM

Trong tuần thứ 22, TP.HCM không ghi nhận trường hợp mắc sốt xuất huyết tử vong nhưng số ca khám...

Tin mới nhất

Nắng nóng gay gắt, chú ý phòng bệnh kỹ

3 giờ trước

Những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe

3 giờ trước

Ăn gì để mọc tóc nhanh và dày?

3 giờ trước

Nhan sắc tuổi đôi mươi ngọt ngào của những ái nữ nhà sao Việt, được ủng hộ 'nối nghiệp' bố...

4 giờ trước

Tiết lộ tác dụng phụ không ai ngờ tới của việc giảm cân cấp tốc, gây ảnh hưởng nặng nề...

4 giờ trước

Người thân, bạn bè mất liên lạc với nghệ sĩ Thương Tín một tuần nay, tình hình hiện tại...

4 giờ trước

Lý Hiện liên tục 'gây sốt' với phim mới nhưng uộc sống bình dị đến không ngờ

6 giờ trước

Hiếm hoi tiết lộ đời tư của ca sĩ Quang Dũng: Độc thân, giàu có ở tuổi U50, sống trong...

6 giờ trước

Mê phim hoa ngữ chớ bỏ qua những bộ phim này trong dịp lễ 30/4 - 1/5: Top 1 sở...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình