Phụ Nữ Sức Khỏe

Tiêm phòng vắc xin viêm màng não mô cầu BC có cần thiết không?

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu gây ra. Các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc tiêm vắc xin viêm não mô cầu cho trẻ. Vậy bệnh viêm màng não do não mô cầu là gì, có nên tiêm vắc xin phòng viêm màng não mô cầu BC hay không?

Viêm màng não mô cầu là gì?

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là hiện tượng viêm của các màng bao bọc hệ thần kinh trung ương, do vi khuẩn Neisseria meningitides gây ra. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong của bệnh lên tới 13%. Đây là loại vi khuẩn phổ biến thứ 2 gây viêm màng não mủ ở trẻ em.

viem mang nao mo cau bc 1
Vi khuẩn não mô cầu có thế gây viêm não hoặc viêm màng não hoặc cả hai - Ảnh minh họa: Internet

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn não mô cầu có thế gây viêm não hoặc viêm màng não hoặc cả hai. Vì vậy bệnh có tên gọi khác là viêm não do não mô cầu. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, diễn biến nhanh, trong 24 giờ với các biểu hiện: sốt cao, đau đầu, nôn ói, chóng mặt, hôn mê. Hai bệnh cảnh thường gặp là viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

Viêm màng não do não mô cầu: Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, đau đầu dữ dội (trẻ quấy khóc rất nhiều), nôn và buồn nôn (kém ăn, bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi, lừ đừ). Dấu hiệu cổ cứng đặc trưng cho tình trạng viêm màng não (do bác sĩ khám và xác định) và trẻ dưới 1 tuổi có thóp phồng lên bất thường.

Nhiễm trùng huyết do não mô cầu: Sốt cao 39-40 độ C, ớn lạnh, rét run, đau đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt đau nhiều ở sống lưng và hai chân. Khoảng 75% trường hợp bệnh nhân xuất hiện nốt tử ban trong vòng 1-2 ngày sau sốt (nốt tử ban màu đỏ hoặc tím thẫm, kích thước 1-2 mm đến vài cm, có khi hoại tử vùng trung tâm. Nốt tử ban ở khắp người nhưng tập trung chủ yếu ở nách, hông, quanh các khớp như khuỷu, gối, cổ chân. Đôi khi nốt tử ban có dạng bóng nước hoặc lan rộng ra).

viem mang nao mo cau bc 2
Ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu - Ảnh minh họa: Internet

Ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Tuy nhiên người dưới 30 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị tích cực.

Bệnh lây qua đường hô hấp nên khả năng lây nhiễm là rất lớn, đồng thời bệnh có nguy cơ phát triển thành ổ dịch nếu không có biện pháp khống chế kịp thời. Do vậy, cách tốt nhất giúp phòng bệnh vẫn là tiêm ngừa vắc xin viêm não mô cầu.

Vắc – xin viêm màng não mô cầu BC là gì?

Vắc-xin chủng ngừa não mô cầu chứa các kháng nguyên nhằm kích thích cơ thể tạo kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin viêm màng não mô cầu lên đến 90%.

Đến thời điểm này, vi khuẩn não mô cầu được phát hiện có 13 chủng, ở Việt Nam nguy hiểm nhất là các chủng A, B, C. Do đó, chúng ta cần tiêm ngừa cả vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu BC và AC.

Có nên tiêm viêm màng não mô cầu BC không?

Hiện nay vắc-xin ngừa viêm màng não mô cầu là vắc xin dịch vụ, chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng của quốc gia. Do vậy tỷ lệ tiêm ngừa vắc-xin viêm màng não mô cầu chưa cao. Trong khi đó, người dân đặc biệt là trẻ nhỏ có thể mắc bệnh bất cứ lúc nào.

Vì vậy, bên cạnh việc giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh nơi sinh sống thì việc chủng ngừa viêm màng não mô cầu BC là cách giúp trẻ phòng tránh bệnh tốt nhất.

viem mang nao mo cau bc 3
Nếu chỉ tiêm phòng viêm màng não mô cầu BC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp A - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm phòng viêm màng não mô cầu BC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp A ngược lại nếu chỉ tiêm phòng viêm não mô cầu AC thì vẫn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn não mô cầu tuýp B. Vì vậy nếu có điều kiện, phụ huynh nên cho bé tiêm ngừa đầy đủ các mũi thiêm với lịch tiêm như sau:

  • Vắc-xin viêm não mô cầu AC - phòng ngừa bệnh não mô cầu do tuýp A và tuýp C: Tiêm mũi đầu tiên cho trẻ từ 2 tuổi trở lên (hoặc trẻ trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh). Sau đó tiêm nhắc sau mỗi 3 – 5 năm.
  • Vắc xin viêm não mô cầu AC: Trong vòng 24 giờ sau tiêm có thể có sốt nhẹ, hơi đỏ và đau ở chỗ tiêm. Các biểu hiện thường mất đi sau 1 – 2 ngày và chỉ gặp ở khoảng 5 – 10% số người tiêm vắc-xin này.

Vắc-xin viêm màng não mô cầu BC – phòng ngừa bệnh não mô cầu tuýp B và tuýp C: Tiêm cho trẻ từ 6 tháng trở lên, bé cần tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi tiêm đầu 6 – 8 tuần.

Vắc-xin viêm não mô cầu BC: Loại vắc xin này không có phản ứng phụ nghiêm trọng, một số trẻ có biểu hiện đau nhức vị trí tiêm sau khi tiêm vắc-xin hoặc sốt.

Tiêm mũi viêm màng não mô cầu BC thì có cần tiêm mũi AC không?

viem mang nao mo cau bc 4
Vắc-xin viêm não mô cầu BC không có phản ứng phụ nghiêm trọng - Ảnh minh họa: Internet

Câu trả lời là có. Bởi thành phần 2 loại vắc-xin khác nhau, mẹ nên cho bé tiêm ngừa cả hai mũi nếu có điều kiện để đảm bảo khả năng phòng bệnh cao nhất.

Bé nào dễ mắc bệnh?

Trẻ ở trong vùng có dịch: Con đường lây bệnh thường qua dịch tiết từ người bệnh hoặc có thể lây gián tiếp qua da, qua tiếp xúc với đồ dùng, dụng cụ sử dụng hàng ngày của người bệnh (ly, tách, điện thoại). Nhiều trường hợp viêm não mô cầu lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với bệnh nhân.

Bé sinh sống ở nơi chật chội, ẩm thấp, vệ sinh kém. Thường trẻ em ở thành thị dễ mắc bệnh viêm não mô cầu hơn những đứa trẻ ở nông thôn.

Các bé chưa tiêm phòng viêm não mô cầu: Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm não mô cầu. Các bé chưa được tiêm phòng sẽ không có kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Nhận biết trẻ bị viêm màng não mô cầu?

Khi trẻ bị vi khuẩn viêm màng não mô cầu tấn công thường có những triệu chứng sau:

  • Trẻ sốt cao đột ngột 39-40 độ C.
  • Trẻ bị đau đầu dữ dội, đặc biệt ở vùng trán và vùng sau gáy, trẻ quấy khóc, vật vã, mệt mỏi, không thích ẵm bồng.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi lừ đừ và đặc biệt và trẻ thường hay buồn nôn càng khiến người mệt hơn.
  • Trẻ thường tiêu chảy, sợ ánh sáng, lơ mơ, co giật.
  • Người trẻ phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc có thể là đám bầm tím xuất hiện trên cơ thể của trẻ.
viem mang nao mo cau bc 5
Người trẻ phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím  - Ảnh minh họa: Internet

 

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi thường xuất hiện dấu hiệu thóp phồng, bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc…
  • Bệnh cạnh đó, viêm màng nào thường có dấu hiệu cổ cứng (dấu hiệu Kernig hoặc Brudzinski dương tính do bác sĩ khám và xác định).

Viêm màng não mô cầu có nguy hiểm không?

Thời gian ủ bệnh trung bình 4 ngày nhưng có thể dao động từ 2 - 10 ngày. Vi khuẩn Neisseria meningitidis chỉ lây nhiễm ở người, động vật không chứa mầm bệnh. Theo một số tài liệu khác, tỷ lệ người nhiễm não mô cầu không triệu chứng khoảng 5 - 10%, tại khu vực có dịch thì tỷ lệ này có thể lên đến 20% hoặc hơn…

viem mang nao mo cau bc 6
Tiêm vắc xin là biệp pháp phòng bệnh hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp vẫn có tới 5-10% bệnh nhân bị tử vong, thường xảy ra trong vòng 24 - 48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Viêm màng não do vi khuẩn có thể gây tổn thương não, giảm thính lực hoặc gây khuyết tật học tập ở 10% đến 20% những người sống sót.

Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu nhóm A, nhóm B đã từng lưu hành ở nhiều địa phương, trước kia có thể gây thành dịch. Tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện một số trường hợp rải rác trong năm với tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp.

Bệnh viêm màng não mô cầu có khả năng tử vong cao, nên phải xếp vào dạng ưu tiên cấp cứu. Cần cho nhập viện càng sớm càng tốt. Do đó, thay vi tập trung phát hiện và chữa trị, việc tiêm phòng viêm màng não mô cầu BC có rất cần thiêts.

Thảo Đỗ (T.H)

Tin liên quan

Hai ca phẫu thuật đặc biệt đưa Việt Nam vào hành trình 'siêu ghép tạng'

Ngày 25/12, GS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), đã chia sẻ bệnh...

Đa nhân xơ tử cung - căn bệnh phổ biến ở nữ giới

Nhân xơ tử cung là hội chứng tương đối phổ biến ở nữ giới, nhất là với chị em đang...

U vú lành tính chưa di căn sống được bao lâu?

Tùy vào giai đoạn mắc ung thư vú mà tỉ lệ sống còn sau 5 năm giảm từ trên dưới...

Bỏ ngay thói quen tập thể dục quá sớm, đột quỵ lúc nào không hay

BV Bạch Mai và BV Lão khoa TƯ tiếp nhận không ít các trường hợp nhập viện vì đột quỵ...

Bạn sẽ có một 'cơ thể miễn dịch với ung thư' nếu đáp ứng được 6 điều

Chỉ cần làm tốt 6 việc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và...

Viêm bàng quang xuất huyết ở nữ giới: Những biểu hiện đáng ngờ chớ bỏ qua

Viêm bàng quang xuất huyết ở nữ giới có nguy hiểm không? Triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân ra...

Ngâm chân nước nóng: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo tàn phế

Ngâm chân nước nóng sau một ngày làm việc mệt mỏi, bạn không những giải tỏa stress mà còn có...

Tin mới nhất

Bão Toraji sắp vào Biển Đông, tương tác bão đôi với bão Yinxing có ảnh hưởng ra sao đến vùng...

7 giờ trước

Vượt hơn 60km, Đại uý công an hiến tiểu cầu cứu sống 2 trẻ sơ sinh ở Đắk Lắk

7 giờ trước

Sở GD&ĐT TP.HCM bác thông tin 'bắt và kiểm điểm giáo viên dạy thêm'

7 giờ trước

Thêm nhiều trường ĐH cho sinh viên nghỉ tết Nguyên đán đến 4 tuần

7 giờ trước

Thêm 1 tỉnh thí điểm cho học sinh nghỉ thứ bảy

7 giờ trước

Dự thảo Luật Nhà giáo: 10 đề xuất về chính sách mới cho giáo viên

7 giờ trước

Lật thuyền giữa hồ, 2 vợ chồng tử vong thương tâm, bỏ lại con thơ dại: 'Bố mẹ nằm trên...

16 giờ trước

TIN KHẨN: Bão số 7 bất ngờ mạnh trở lại, giật trên cấp 17, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng...

16 giờ trước

Giải golf "Vòng tay nhân ái" lần thứ II: Chung tay xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhi ung thư...

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình