Phụ Nữ Sức Khỏe

Thịt cua, ghẹ tốt thật đấy nhưng liệu bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn không?

Hải sản có chứa nhiều axit Omega-3 và vitamin B - một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải rất cẩn thận với các chất độc có trong hải sản.

Ăn thịt cua có an toàn cho bà bầu?

Trong cua, ghẹ, không chỉ chứa hàm lượng canxi dồi dào mà còn rất nhiều omega, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo, dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi.

Ngoài ra, thịt cua nói chung chứa một lượng lớn canxi – vì vậy nó được xem như nguồn bổ sung canxi tự nhiên hữu ích cho phụ nữ mang thai.

Trong thời kì thai nghén, mẹ và bé đều cần được cung cấp một lượng lớn canxi để bổ sung cho hệ xương và răng. Thiếu canxi, mẹ bầu có thể đối mặt các cơn đau nhức khớp xương, chảy máu chân răng…Thai nhi thiếu canxi sinh ra nhẹ cân, thấp còi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thủy ngân được tìm thấy trong hải sản có thể có hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi và hệ thần kinh. Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mú và cá kiếm. Thịt cua có hàm lượng thủy ngân thấp nhưng cần phải được sử dụng một cách điều độ.

Ngoài ra, theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls. Đây là những chất gây phát ban, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn chức năng thần kinh, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, các bà bầu chỉ nên ăn vừa phải thịt cua trong quá trình mang bầu.

Vì vậy, đáp án cho việc "bà bầu 3 tháng đầu có nên ăn cua không?" đã rõ ràng. Chị em vẫn có thể ăn cua nhưng không nên ăn quá nhiều cho dù bạn thích các món ăn từ cua đến đâu chăng nữa. Theo khuyến cáo, một tuần, mẹ bầu chỉ nên ăn 200 gram thịt cua và bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác.

Ăn cua khi mang thai đúng cách

- Lựa chọn thịt cua: Mẹ bầu chỉ nên mua thịt cua tươi, ngon, chất lượng đảm bảo để chế biến. Tránh ham rẻ mà mua thịt cua chết, cua không rõ nguồn gốc bán giá rẻ. Tốt nhất bạn nên mua cua tươi về tự làm sạch hoặc yêu cầu người bán làm ngay tại chỗ cho bạn.

- Không ăn thịt cua, gỏi cua: Các loại đồ ăn hải sản thường được ăn sống nhưng bà bầu nên tránh xa cách ăn này vì nguy cơ nhiễm khuẩn, sán, đặc biệt là vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gặp ở các loại thịt sống có khả năng tấn công hệ miễn dịch của con người. Sau khi sơ chế sạch sẽ thịt cua cần được đun nấu chín cẩn thận.

- Thịt cua, canh cua để qua đêm mẹ bầu không nên ăn vì dễ lạnh bụng hoặc đồ ăn đã nhiễm khuẩn mặc dù được cất giữ trong tủ lạnh.

- Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua. Hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Những trường hợp nào mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn cua?

- Các mẹ bị đau ốm, mới khoẻ, hệ tiêu hoá còn yếu thì không nên ăn cua.

- Mẹ bầu bị tiêu chảy.

- Mẹ bị cảm cúm, ho hen.

- Các mẹ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mẫn đỏ hoặc mề đay khắp người.

Gợi ý những món ngon từ cua cho mẹ bầu

- Bún riêu cua: Là món bún thanh mát được nhiều người yêu thích ăn trong bữa sáng.

- Canh cua: Canh cua rất thích hợp để giải nhiệt trong những ngày oi nóng, dễ ăn được nhiều chị em nội trợ yêu thích.

- Canh cua bí đao, canh cua rau đay… có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề, thanh nhiệt cơ thể.

- Nem cua, chả cua: Các món ăn này thường được chiên xào qua dầu mỡ, tuy ngon miệng nhưng mẹ bầu không nên ăn nhiều dễ gây khó tiêu.

- Cua biển, ghẹ hấp.

Theo Vũ Loan/phunutoday/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...

Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?

Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...

Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước

Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....

Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?

Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.

Người nuôi chó mèo có cần đi xét nghiệm để phát hiện sán chó?

Tôi hay bị nổi dị ứng da và có xét nghiệm máu dương tính với sán chó, tôi có nhiễm...

Xóa xăm có để lại sẹo?

Tôi có ý định xóa hình xăm. Xin hỏi bác sĩ hiện nay có những phương pháp xóa xăm nào...

Bị cúm, khi nào nên đeo khẩu trang?

Tội vừa có triệu chứng của cúm như ho, đau đầu, nhức mỏi người. Lúc này, tôi đã nên đeo...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

10 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

10 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 1 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 1 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 1 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 5 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 5 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 10 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình