Phụ Nữ Sức Khỏe

Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Khi biết được mình đang mang thai ngoài tử cung, hầu như bà mẹ nào cũng muốn biết vậy có giữ thai lại được không.

Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng mong muốn con phát triển khỏe mạnh. Nếu không may rơi vào trường hợp thai ngoài tử cung, mẹ sẽ muốn biết liệu thai có giữ được không hay có cách nào để thai nhi phát triển bình thường được không.

Thai ngoài tử cung là gì?

Đây là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như ở vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng, nhưng hay gặp nhất là thai nằm ở vòi trứng.

Trong quá trình diễn ra sự thụ tinh có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo nhưng chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể gặp trứng để tạo nên hợp tử. Hợp tử tự nhân đôi và di chuyển qua ống dẫn trứng về làm tổ trong buồng tử cung. Vì một lý do nào đó, quá trình di chuyển của hợp tử bị trục trắc, ách tắc giữa đường đi nên đành phải phát triển tại nơi ách tắc (thường là vòi trứng).Theo thống kê 1000 phụ nữ mang thai có khoảng 4-5 người mang thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung là thai làm tổ ở những vị trí bất thường. (Ảnh minh họa)

Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Đương nhiên, không một bà mẹ nào phải bỏ con nhưng thai ngoài tử cung hoàn toàn không thể giữ lại được vì ba lý do sau: 

- Thai nhi phát triển ở những vị trí bất thường bên ngoài tử cung như vòi trứng (phổ biến nhất), buồng trứng, ổ bụng… đến một mức độ nhất định sẽ tự vỡ ra.

- Thai ngoài tử cung gây ra các triệu chứng vô cùng đau đớn, khó chịu cho người mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

- Khi thai ngoài tử cung to vỡ ra sẽ làm vỡ luôn cả vị trí bộ phận mà nó cư trú gây hiện tượng xuất huyết ồ ạt gây nguy hiểm tới tính mạng.

Từ tuần thứ 5 - 10 của thai kỳ, bác sĩ sẽ xác định được có phải mẹ đang mang thai ngoài tử cung không thông qua siêu âm. (Ảnh minh họa)

Thai ngoài tử cung được xử lý thế nào?

Khi được chẩn đoán là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng của thai đã vỡ hay chưa để đưa ra cách điều trị thích hợp với nguyên tắc làm cho bào thai không tiếp tục phát triển được nữa bằng mổ lấy nó ra hoặc để nó tự tiêu biến.

Nếu khối thai chưa vỡ và vẫn còn nhỏ (kích thước dưới 3 cm và tim thai chưa hoạt động), mẹ bầu sẽ được sử dụng thuốc Methotrexate – một chất gây độc tế bào khi tiêm vào cơ thể sẽ khiến các tế bào của thai nhi bị tiêu diệt. Mẹ có thể được tiêm một hoặc nhiều lần vào bắp hay trực tiếp khối thai.

Sau khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của mẹ trong vòng 3 – 4 tuần để kiểm tra xem thai nhi đã tiêu biến hoàn toàn chưa. Nếu thai nhi vẫn phát triển bình thường, mẹ sẽ phải dùng tới phương pháp phẫu thuật để lấy thai ra.

Mẹ bị thai ngoài tử cung sẽ buộc phải bỏ thai. (Ảnh minh họa)

Sau khi thụ thai bao lâu thì trứng làm tổ, mẹ bầu đã biết chưa?

Trong trường hợp thai nhi to hơn hoặc đã bị vỡ, bác sĩ bắt buộc phải phẫu thuật lấy thai. Có hai hình thức phẫu thuật là mổ phanh hoặc mổ nội soi. Mổ nội soi là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, nó ít gây dính vùng bụng sau mổ và không để lại sẹo nhiều nhưng nó không được sử dụng trong những ca phức tạp. Chẳng hạn như khối thai đã bị vỡ, máu tràn vào ổ bụng, bác sĩ buộc phải mổ phanh để cầm máu kịp thời, vệ sinh ổ bụng, tránh để mất máu quá nhiều, đe dọa tới tình mạng mẹ bầu. Trong quá trình đó, bác sĩ sẽ phải cắt vòi trứng bên có thai làm tổ nên mẹ bầu chỉ còn lại một vòi trứng. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai trong lần tiếp theo của mẹ.

Theo Minh An/ Khám phá

Tin liên quan

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

Tôi đang sốt nhẹ và người có nổi một vài mụn nước. Tôi lo sợ mình bị mắc đậu mùa...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Khu vực tôi sinh sống gần đây đang bùng phát bệnh sởi. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm và gây...

Vừa ly hôn, bên chồng cũ không cho thăm con, người mẹ phải làm sao?

Sau khi ly hôn, nếu người chồng ngăn cản vợ thăm con thì có thể bị xử phạt vi phạm...

Bệnh viêm xoang trị dứt điểm được không?

Bệnh viêm xoang không đe dọa tính mạng, nhưng triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng...

Bị bệnh tiểu đường có nên ăn rau khoai lang thay cơm?

Rau khoai lang nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, bảo vệ gan,...

Người bị đái tháo đường có ăn được miến dong?

Người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến dong ở mức vừa phải nhưng không nên coi đây là...

Ăn gan có độc như lời đồn?

Không phải bất cứ các kim loại nặng nào, hay chất có hại nào cũng chỉ tập trung ở gan...

Tin mới nhất

Thấy đứa con học giỏi bỗng tụt hạng dốt nhất lớp, mẹ tìm hiểu lý do nhưng lại sốc ngất...

25 phút trước

Cướp chồng từ tay người khác chưa bao lâu, tôi đã phải nhận hậu quả đắng chát sau chầu nhậu...

25 phút trước

Ngưỡng mộ chị dâu đẻ 3 đứa vẫn xinh đẹp, tôi sang xin bí kíp thì sốc nặng rồi rơi...

25 phút trước

Cả năm lén lút ngoại tình, nghĩ vợ không biết gì nhưng đến khi đòi bồ sinh con trai thì...

1 giờ trước

Vừa sinh con lại thấy chồng khác lạ, vợ lén lắp camera thì tá hỏa khi thấy cảnh này

1 giờ trước

Bí mật buồn tủi đằng sau những món quà đắt tiền chồng tặng sau mỗi lần đi công tác

1 giờ trước

Ngày nào chồng cũ cũng ghé nhà làm tôi nghĩ anh muốn quay về với vợ con, biết lý do...

2 giờ trước

Thấy chồng bị ung thư vợ chỉ nói “để mẹ chăm cho anh” rồi bỏ đi mất, 3 tháng sau...

2 giờ trước

Bị ép gả cho chồng già, đêm tân hôn cô gái sợ hãi khóa chặt cửa nào ngờ cái kết...

2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình