Phụ Nữ Sức Khỏe

Tạm thay thuốc trị ung thư máu cho bệnh nhân trong khi chờ thuốc viện trợ

Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM tạm dùng thuốc Hydroxyurea để khống chế bạch cầu cho bệnh nhân ung thư mới khi thiếu thuốc Glivec viện trợ.

Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM cho biết, trong khi chờ được nhập khẩu thuốc chữa ung thư máu Glivec theo diện viện trợ thì tạm ngưng kê toa thuốc này. Riêng bệnh nhân mới được chẩn đoán, điều trị chưa đạt đáp ứng về mặt huyết học, thì tạm thời thay thế bằng thuốc  Hydroxyurea để khống chế bạch cầu.

Theo bác sĩ Dũng, Glivec hiện không có thuốc thay thế, song bệnh nhân có thể trì hoãn sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hoặc uống giảm liều. Mức độ ảnh hưởng của việc ngưng hoặc giảm thuốc sẽ tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân nên bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc việc ngưng, giảm liều hay tạm dùng thuốc khác thay thế. 

"Thuốc Glivec tốt nhất là nên dùng liên tục nhưng với những bệnh nhân đã điều trị tạm ổn trong 1-2 năm, đáp ứng sinh học phân tử thì có thể ngưng thuốc vài tháng. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng tiến hành cho bệnh nhân ngưng thuốc 6 tháng đến một năm để đánh giá theo dõi", bác sĩ Dũng chia sẻ.

Các bác sĩ ở 7 bệnh viện điều trị ung thư trong chương trình thuốc viện trợ Glivec (VPAP) cũng đang áp dụng giải pháp sử dụng thuốc tương tự Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, hoặc giảm liều uống. 

Theo chương trình VPAP, bệnh nhân mắc bạch cầu mạn dòng tủy tại Việt Nam được viện trợ miễn phí 60% thuốc Glivec (thuốc điều trị trúng đích), bảo hiểm chi trả 40%. Do vướng mắc về thủ tục hồ sơ cấp phép viện trợ nên hơn một tuần nay, nhiều người bệnh ung thư không có thuốc viện trợ để uống, chỉ nhận phần thuốc bảo hiểm. Do đó liều dùng thuốc giảm 1/3 hoặc gần 50% ngày uống thuốc trong tháng. Thông thường bệnh nhân uống 4 viên Glivec một ngày kéo dài cả tháng, thì nay chỉ được 2-3 viên một ngày hoặc uống chỉ 12 ngày mỗi tháng.   

Quầy cấp phát thuốc viện trợ Glivec tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM. Ảnh:Lê Phương.

Glivec do tập đoàn Novartis (Thụy Sĩ) sản xuất, giá bán tại Việt Nam một viên khoảng 400.000 đồng. Nếu phải trả phí, trung bình bệnh nhân tốn hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Để giảm gánh nặng cho người bệnh, nhiều năm qua thuốc được nhà sản xuất viện trợ kết hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả.

Vướng mắc nảy sinh khi nghị định số 54 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, quy định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo phải đầy đủ như một hồ sơ xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm. Việc thẩm định hồ sơ cũng phải thực hiện đúng trình tự và thời gian theo quy định. Do đó Novartis gặp khó khăn trong thủ tục, khiến thuốc viện trợ đến người bệnh bị chậm trễ.

Để tháo gỡ, Chính phủ vừa đồng ý cho các cơ sở tiếp nhận thuốc viện trợ với hồ sơ nhập khẩu thực hiện theo quy định cũ. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương được tiếp nhận 247.440 hộp Glivec, Bệnh viện Chợ Rẫy 1.888 hộp, Bệnh viện Ung bướu TP HCM 1.603 hộp và Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM 4.804 hộp.

Cục Quản lý Dược đã đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội và TP HCM, các cơ sở y tế liên quan khẩn trương lập hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc viện trợ Glivec gửi cơ quan có thẩm quyền, các bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc, chỉ đưa vào sử dụng những thuốc còn hạn dùng và đảm bảo chất lượng.

Các bệnh viện đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp nhận nguồn thuốc viện trợ, dự kiến trong 1-2 tuần tới. 

Theo Lê Phương/Vnexpress

Tin liên quan

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn uống là một thói quen quan trọng để phòng ngừa tăng huyết...

Những thói quen đơn giản này có thể cải thiện sức khỏe của mắt

Để cải thiện sức khỏe của mắt bạn nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, cá, khoai lang, tránh dụi...

5 sai lầm bạn nên tránh khi vệ sinh máy pha cà phê

Sử dụng chất tẩy rửa mạnh, chỉ cần làm sạch bình an toàn, không tẩy cặn... là một trong những...

8 mẹo giúp bạn giảm chỉ số BMI nhanh hơn

Tập thể dục đều đặn, giữ nước, ngủ đủ giấc hay cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn là những...

Mắc bệnh 'người gấu' vì thói quen xấu khó bỏ

Người đàn ông đến viện khám do bị khó thở, nuốt nghẹn. Trên cơ thể bệnh nhân nổi những cục...

Đây là cách cơ thể phản ứng khi bạn không uống đủ nước

Khi bạn không uống đủ nước có thể làm suy giảm nhận thức, rối loạn chức năng thận, chức năng...

Phải làm gì khi phát hiện rắn và côn trùng lạ vào nhà sau mưa lũ?

Sau những trận mưa lũ, bên cạnh việc ứng phó thiên tai, khắc phục hậu quả sau bão, người dân...

Tin mới nhất

Hôm nay 20-9, trục vớt ô tô tải bị đắm và các nạn nhân trong vụ sập cầu Phong Châu

3 giờ trước

Bầu trời Lào Cai bất ngờ xuất hiện mây lạ màu đỏ rực cực hiếm

3 giờ trước

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp, chuyên gia cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt,...

3 giờ trước

Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ Tết liền 9 ngày, dịp 30/4 nghỉ 5 ngày, lễ Quốc khánh 2025 nghỉ...

3 giờ trước

4 thứ không nên đặt ở đầu giường, kẻo nợ nần kéo đến, vợ chồng tối ngày lục đục

7 giờ trước

Ba chồng Tăng Thanh Hà - Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn gây chú ý với diện mạo khi âm thầm...

22 giờ trước

Bão số 4 đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị với sức gió cấp 7, giật...

22 giờ trước

Xúc động chuyện vợ chồng chạy lũ lụt ở Bắc Giang: 'Em với con còn sống thì anh mới làm...

22 giờ trước

Tạm dừng khai thác sân bay Đồng Hới để tránh bão số 4

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình