Nội dung bài viết
Gạo lứt là gì?
Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu nhưng chưa được xát bỏ lớp cám gạo bao quanh. Mầm ở đầu hạt và lõi trong là có thành phần chủ yếu là tinh bột.
Tác dụng của gạo lứt muối mè chủ yếu nhờ vào các loại dưỡng chất thiết yếu như chất đạm, đường, protid, lipid, các acid amin, acid béo chưa no và nhiều loại vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C…) cùng chất khoáng (Na, Ca, K, P, Zn…),...
Hiện nay gạo lứt gồm có 4 loại phổ biến là: gạo lứt tẻ, gạo lứt nếp, gạo lứt đen và gạo lứt đỏ.
Tác dụng chữa bệnh của gạo lứt muối mè
Bệnh cao huyết áp
Nhiều chuyên gia cho rằng tác dụng của gạo lứt muối mè cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân cao huyết áp. Bên cạnh các sinh tố B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, ma-giê, phốt-pho, kẽm, vôi… cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ thống miễn nhiễm.
Gạo lứt còn có chất màu anthocyanin trong vỏ lụa của hạt gạo giúp trung hòa độc chất ôxy hóa trong môi trường ô nhiễm… Đặc biệt là nhờ phần “lứt” mà “muối” trong mè tuy mặn nhưng không làm tăng huyết áp ở người cao tuổi.
Gạo lứt muối mè trị táo bón và đau dạ dày
Gạo lứt có tốc độ tiêu hóa và hấp thụ glucose chậm. Đặc biệt chỉ số glucemic thấp hơn nhiều so với gạo trắng nên có khả năng giảm tính kháng insulin.
Ngoài ra, gạo lứt còn hạn chế tình trạng tăng cholesterol trong máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch do chứa một số hợp chất tự nhiên như antioxidant, chất xơ, carotenoit, phytosterol… Những chất này có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ tiểu cầu. Đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa nhờ chất xơ có trong gạo lứt giúp cho việc hấp thụ được tốt hơn.
Vì thế, người bệnh ăn gạo lứt có thể phòng ngừa và chữa trị các chứng táo bón, đau dạ dày. Hơn nữa còn phục hồi suy giảm chức năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.
Gạo lứt muối mè giảm cân
Giảm cân nhanh là một trong những tác dụng của gạo lứt muối mè. Hàm lượng chất xơ có trong gạo lứt cao gấp 2 lần so với gạo thường. Vì thế, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm và có cảm giác no lâu. Đồng thời hạn chế tối đa tình trạng thèm ăn.
Chất xơ từ gạo lứt khi đi qua đường ruột sẽ cuốn theo những chất độc bám cặn lâu ngày và thải độc theo đường bài tiết. Đây chính là lý do sau khi ăn cơm gạo lứt thường có cảm giác bụng rất nhẹ nhàng và dễ chịu.
Ngoài ra, gạo lứt còn chứa GABA (gama amino butiric axit) và squalence. Cả 2 đều là những chất cần thiết để làm da sáng bóng, mịn màng và làm mờ những nếp nhăn, khắc phục được những nhược điểm trên da khi đang giảm cân.
Gạo lứt muối mè chữa bệnh ung thư
Trong gạo lứt có chứa tocotrienol và polyphenol. Cả 2 chất này đều có khả năng kìm hãm các tế bào gây ung thư. Việc bổ sung gạo lứt muối mè vào bữa ăn hàng ngày giúp cung cấp IP6 và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như vú, gan, ruột kết,…
Đặc biệt là chất xơ làm hạn chế sự phát triển của các khối u, estrogen trong đường ruột và không cho chúng tái hấp thu trong máu.
Cải thiện chức năng gan
Gạo lứt muối mè giàu các chất phospholipid, inositol và các vitamin nhóm B giúp hỗ trợ quá trình giải độc đồng thời tái tạo tế bào gan. Đặc biệt cải thiện chức năng gan một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó còn có gamma oryzanol, tocotrienol và các chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây hại gan.
Ăn gạo lứt muối mè đúng cách
Chế độ dinh dưỡng với gạo lứt muối mè đúng cách có tác dụng giải độc cho cơ thể nên hạ mỡ trong máu, điều chỉnh lượng đường huyết, giảm axit uric..., Tuy nhiên nếu áp dụng dài hạn có thể dẫn đến chứng rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng.
Vì gạo lứt muối mè chứa nhiều khoáng tố nhưng rất ít chất đạm và chất béo. Thiếu 2 chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể và nội tiết tố bình thường.
Một số người bị dị ứng, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược trầm trọng chỉ vì lạm dụng kiểu ăn liên tục gạo lứt muối mè mà thiếu thịt cá. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không được bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Gạo lứt muối mè đúng là một phương pháp tốt cho sức khỏe nhưng không thể áp dụng tùy tiện và thiếu sự chỉ định của các chuyên gia dinh dưỡng. Do đó, người bệnh nên thỉnh thoảng ăn gạo lứt muối mè vài ngày trong tuần là tốt nhất.
Cách nấu gạo lứt muối mè
Cơm nấu bằng nồi đất là ngon nhất. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện mà có thể nấu bằng nồi gang, nồi áp suất (không nên nấu bằng nồi nhôm).
- Bước 1: Trước khi nấu phải đãi gạo cho sạch và ngâm nước từ một 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ. Trung bình 1 lon gạo cho 2 lon nước.
- Bước 2: Khi bắt đầu nấu cho lửa to để cơm nhanh sôi, chờ khi bắt đầu sôi thì hạ bớt lửa để nồi cơm sôi liu riu. Tiếp theo cho thêm ít muối vào, cứ 1 lon gạo cho 1/3 muỗng cà phê muối hoặc ít hơn tùy ý.
- Bước 3: Sau đó lấy đũa bếp khuấy sơ qua cho đều rồi đậy vung lại để cho đến khi nào cạn nước. Nhớ đậy nắp nồi cơm thật kín để không bị bay hơi và bớt lửa đi cho đến khi cơm chín.
Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt muối mè
- Gạo lứt chứa rất nhiều chất xơ nên khi ăn nhiều có thể gây cồn cào dạ dày. Một số người nhạy cảm với chất xơ, ăn gạo lứt sẽ dễ bị đau bụng.
- Muối vừng có chứa chất dầu làm nhuận tràng, gặp chất xơ của gạo lứt kích thích nhu động ruột. Vì vậy, những người đường tiêu hóa kém như thường xuyên bị lạnh bụng, bụng yếu dễ tiêu chảy thì không nên ăn nhiều gạo muối mè.
- Những trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy mất nước nhiều ngày hoặc ốm lâu ngày chưa khỏi cũng được khuyến cáo là không nên cho ăn gạo lứt với muối mè vì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
- Việc ăn gạo lứt muối mè cần được sự hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm. Phải đảm bảo đúng nguyên tắc và ăn đúng hàm lượng, đúng cách.
- Bảo quản gạo lứt khó hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu nên dễ gây ẩm mốc
- Không mua nhiều gạo lứt để tích lũy ăn dần mà nên mua với số lượng vừa phải. Đặc biệt khi gạo xuất hiện dấu hiệu ẩm mốc thì bỏ đi.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ những tác dụng của gạo lứt muối mè. Đặc biệt là giúp người đọc biết rõ cách dùng đúng nhất để đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.