Phụ Nữ Sức Khỏe

Sốt xuất huyết ở trẻ em, những dấu hiệu nặng cần nhập viện gấp

Các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ em vào giai đoạn nguy hiểm thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ xu hướng giảm sốt nhưng xuất hiện các dấu hiệu sau dưới đây:

Đột nhiên đau bụng, đau bụng vùng gan và cảm giác đau tăng dần.
Bồn chồn trong người, vật vã, li bì.
Số lần và số lượng đi tiểu giảm hơn.
Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, mũi…, chảy máu niêm mạc, nội tạng.
Đi ngoài ra máu, nôn ra máu.
Giảm tiểu cầu nặng.
Da xung huyết, dễ bị bầm tím khi va đập.
Sốc giảm thể tích, xuất huyết nặng, suy đa cơ quan.
BS. Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai cho biết, sốt xuất huyết ở trẻ em ban đầu thường khởi phát với các triệu chứng:

- Sốt cao đột ngột, trước đó trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo những biểu hiện như: đỏ bừng mặt, da xung huyết, đau nhức cơ, đau khớp, đau đầu.

- Trong một số trường hợp, trẻ bị bệnh sốt xuất huyết có thể bị sốt kèm theo đau họng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn.

- Trẻ nhũ nhi có thể kèm triệu chứng ho, sổ mũi hay tiêu chảy. Vào thời điểm này, những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virus khác.

- Có thể xuất hiện chấm xuất thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng; xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu răng, đi cầu ra máu. Ở nữ tuổi dậy thì có thể xuất huyết âm đạo.

Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có một số trẻ sẽ có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Một trường hợp mắc sốt xuất huyết điều trị tại BV Bạch Mai. Ảnh: D.Hải

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Trẻ nào dễ trở nặng?
TS. BS Nguyễn Thành Nam – Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai cảnh báo, các nhóm đối tượng dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết gồm:

Trẻ ở lứa tuổi sơ sinh, nhũ nhi.
Trẻ suy dinh dưỡng cũng như béo phì.
Có bệnh đi kèm như bạch cầu cấp, xuất huyết giảm tiểu cầu, đái tháo đường hoặc đang bị nhiễm trùng thứ phát (viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,…).
Trẻ đồng mắc các bệnh do virus khác như COVID-19, tay chân miệng,…
"Cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết ở những đối tượng này để kịp thời để thông báo với các bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để theo dõi điều trị" – Giám đốc Trung tâm Nhi khoa khuyến cáo.

Mới đây, Trung tâm Nhi khoa cũng đã tiếp nhận điều trị 2 trẻ bị sốc sốt xuất huyết Dengue rất nặng, mạch nhanh, sốt cao liên tục, suy đa tạng, viêm cơ tim cấp... nguy cơ tử vong rất cao. Rất may các trường hợp này đều được các bác sĩ nỗ lực cứu sống.

Theo các nghiên cứu, biến chứng suy đa tạng (bao gồm cả suy gan, suy thận, suy thần kinh trung ương và suy tim) chiếm tỷ lệ khá nhỏ (chỉ chiếm 0,67%) trong các ca sốt xuất huyết, tuy nhiên tỷ lệ tử vong rất cao 60-70%.

Tỷ lệ suy hai tạng: suy gan và suy thận chiếm 0,33%; suy gan và suy thần kinh trung ương chiếm 2,66%; suy gan và suy tim chiếm 2%.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai cũng lưu ý, dự báo dịch sốt xuất huyết sắp bước vào đỉnh điểm với số lượng ca mắc lớn. Vì vậy, các nhân viên y tế và người dân cũng cần chú ý các dấu hiệu chỉ điểm của sốt xuất huyết để làm xét nghiệm khẳng định, tránh nhầm lẫn với một số bệnh khác như COVID-19 hay sốt virus, sốt phát ban và các bệnh nhiễm trùng khác. Bác sĩ các tuyến cũng cần cập nhật hướng dẫn chẩn đoán của Bộ Y tế để xử lý điều trị đúng.

Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Những trẻ mắc sốt xuất huyết nhưng không xuất hiện triệu chứng bệnh nặng có thể được chăm sóc và hồi phục tại nhà. Bác sĩ lưu ý phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc sốt xuất huyết cần:

Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ
Cho trẻ uống nhiều nước
Mắc màn và xịt thuốc đuổi muỗi cho trẻ khi nằm nghỉ và ngủ
Có thể dùng paracetamol để giảm sốt và giảm đau
Khi có dấu hiệu bệnh trở nặng, đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
Người chăm sóc nên mặc quần áo dài sáng màu và xịt thuốc muỗi
Phòng bệnh sốt xuất huyết
Phòng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc sốt xuất huyết đó là diệt trừ muỗi mang mầm bệnh và ngăn chặn muỗi sinh sản.

Muỗi sinh sản trong môi trường nước đọng, thậm chí với lượng nước ít ỏi chỉ bằng một nắp chai. Do đó, loại bỏ mọi môi trường có thể chứa nước đọng trong nhà và xung quanh là cách duy nhất đảm bảo muỗi không còn môi trường sinh sôi.

Hãy thực hiện các điều sau:

Đậy nắp thùng nước
Cọ rửa, làm sạch các thùng chứa nước
Loại bỏ các vật dụng và rác có thể đọng nước
Thường xuyên thay nước trong chậu cây và lọ hoa
Dọn sạch rãnh thoát nước và cống
Lật úp và đậy các vật dụng đựng nước mà không dùng đến.

Theo Dương Hải/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Bệnh đậu mùa khỉ gây biến chứng nặng đối với người suy giảm miễn dịch

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây...

Khó dự báo khi cúm vào mùa

Những đột biến gene liên tục của virus cúm có thể tạo ra các chủng khác so với ban đầu....

Nguyên nhân nào khiến hơn 667 trẻ ốm, sốt và 1 trẻ tử vong tại Bắc Kạn?

Theo CDC tỉnh Bắc Kạn, nguyên nhân khiến nhiều trẻ ốm, sốt trên địa bàn là do lây nhiễm dịch...

736 trẻ một huyện ở Bắc Kạn bỗng nhiên sốt cao, một trẻ tử vong

736 học sinh ở một huyện tỉnh Bắc Kạn bỗng nhiên sốt cao, viêm đường hô hấp trên, 1 bé...

Ba loại 'ung thư sau khi kết hôn': Một khi mắc bệnh, nửa kia cần đi xét nghiệm càng sớm...

Nếu một người mắc bệnh thì nửa kia cũng phải nhanh đi khám để có biện pháp can thiệp từ...

Sáng 27/10: Nhiều biến thể phụ mới của Omicron xuất hiện, đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19

Tình hình dịch COVID-19 ở nước ta vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi...

Mắc sốt xuất huyết, làm gì để tránh biến chứng?

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu cần phải làm...

ĐƯỢC QUAN TÂM

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

1 ngày 1 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

1 ngày 1 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

1 ngày 1 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 16 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 16 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 16 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 20 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 20 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 20 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình