Nội dung bài viết
Các cụ vẫn thường nói “Chửa cửa mả” để chỉ việc mang thai là cực kỳ nguy hiểm. Bất cứ lúc nào sức khỏe của sản phụ và thai nhi cũng có thể gặp phải vấn đề. Vì vậy trong quá trình mang thai, nếu có một biểu hiện bất tường nào mẹ cũng cần phải lưu ý và theo dõi để phòng các vấn đề nguy hiểm xảy ra. Từ đó giúp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân cũng như thai nhi. Một trong số đó là hiện tượng ra máu báo nhưng không đau bụng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.
Ra máu báo nhưng không đau bụng là biểu hiện của điều gì?
Mẹ bầu vào những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện máu báo. Chúng xuất hiện do tử cung giãn nở và đây là dấu hiệu cho thấy thời kỳ sinh nở của mẹ sắp tới. Sau khi xuất hiện điều này khoảng 1 tuần thì bụng mẹ sẽ tụt xuống, vỡ ối, đau lưng cũng như đau âm ỉ ở phần bụng dưới.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp mẹ bầu bị ra huyết nhưng không hề đau bụng. Điều này khiến cho các mẹ căng thẳng và hoảng sợ, không biết có vấn đề gì hay khi nào mình sẽ sinh để chuẩn bị sẵn tâm lý. Lúc này bạn cần bình tĩnh và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng.
Vì sao mẹ bầu bị ra máu báo nhưng chưa đau bụng?
Việc ra máu báo nhưng không đau bụng ở mẹ bầu xuất hiện là bởi những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ có thai
Khi mang bầu, hormone trong cơ thể của mẹ bị xáo trộn. Và điều này sẽ góp phần khiến cho các mẹ bị ra máu bất thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng chấm dứt khi những hormone mới xuất hiện.
Sinh hoạt vợ chồng không đúng cách
Việc quan hệ tình dục khi mẹ bầu mang thai không hoàn toàn bị cấm hẳn mà chỉ cần giữ gìn trong khoảng 3 tháng đầu để thai nhi dần ổn định. Tuy nhiên, nếu sau khi quan hệ mẹ bầu bị ra máu thì cần phải lưu ý. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo âm đạo bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Và sẽ nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị.
Vì vậy, mẹ không nên quan hệ quá nhiều hoặc thường xuyên, đồng thời cũng nên sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Bởi hiện tượng này khiến cho tử cung bị kích thích còn nguy hiểm hơn nhiều so với việc nội tiết thay đổi.
Mẹ bị viêm nhiễm vùng kín
Nguyên nhân tiếp theo khiến mẹ bầu bị ra máu báo thai nhưng không đau bụng đó là do vùng kín bị viêm nhiễm, nấm ngứa. Mỗi người sẽ có những thay đổi khác nhau, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Nhưng tất cả cũng là do nội tiết thay đổi khiến cho độ pH ở âm đạo cũng bị thay đổi theo. Điều này khiến cho các loại vi khuẩn, virus, nấm xuất hiện làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Mẹ bị ra máu sau khi đi khám thai
Khi đi khám thai, bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, tình trạng của thai nhi, bác sĩ cũng sẽ khám phụ khoa luôn cho bà bầu. Lúc này sẽ dùng đến các dụng cụ để thăm khám, kiểm tra độ rộng của tử cung thông qua đường âm đạo của mẹ. Nhiều mẹ sẽ sợ hãi khiến cho bác sĩ thao tác không chuẩn cũng sẽ dẫn đến hiện tượng ra máu âm đạo.
Nếu mẹ bị chảy máu không đau do các hiện tượng trên gây ra nhưng lượng máu không nhiều thì không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, đây cũng là lời cảnh báo cho sức khỏe của bà bầu. Vì vậy cũng nên kiểm tra thật cẩn thận để không khiến thai nhi gặp phải nhiều nguy hiểm.
Ra máu báo nhưng không đau bụng cần phải làm gì?
Khi bị ra máu báo nhưng không đau bụng, bà bầu hãy theo dõi hiện tượng này và hỏi ý kiến của các bác sĩ trực tiếp thăm khám cho mình. Đồng thời, nên nằm nghỉ ngơi và hạn chế vận động, đi lại trong thời gian này. Nếu thấy máu chảy nhiều, nhanh và liên tục thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay lập tức.
Phải vệ sinh bộ phận sinh dục một cách an toàn tại nhà bằng nước muối hoặc các sản phẩm rửa phù hợp, với độ pH vừa phải không làm mất cân bằng pH ở âm đạo.
Không được tự ý điều trị tại nhà, không chần chừ mà phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kịp thời.
Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị - Ảnh minh họa: Internet
Cách phòng ngừa ra máu báo nhưng không đau bụng ở phụ nữ có thai
Việc thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chính là cách giúp bạn kiểm soát tình trạng ra máu báo nhưng không đau bụng hiệu quả nhất. Trước khi mang thai, bạn cũng hãy đi khám phụ khoa để kiểm tra xem mình có gặp phải vấn đề gì không. Và trong giai đoạn mang thai có thể đề phòng để tránh gặp nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Không vận động mạnh trong quá trình mang thai. Dù bạn có khỏe mạnh đến đâu nhưng trong lúc mang thai cũng cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe và hạn chế hoạt động mạnh. Có như vậy mới tránh được những hiện tượng nguy hiểm, bất thường.
Nếu chẳng may gặp phải hiện tượng ra máu báo nhưng không đau bụng, bạn cần phải đặc biệt lưu ý và đến gặp bác sĩ để được thăm khám điều trị một cách nhanh chóng và dứt điểm.