Phụ Nữ Sức Khỏe

Vụ bé gái 2 tuổi bị bạn học đ.ánh d.ã man ở Bắc Giang: Ảnh hưởng tâm lý mới là điều đáng lo, phụ huynh cần phải làm gì?

Tối 23/10, mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh một bé trai mặc áo xanh liên tục đánh và đá một bé gái khiến bé này giãy giụa nằm ra sàn nhà khóc lóc, thậm chí sau đó dùng chân đạp lên người và đầu, ngồi đè lên cả người bé gái... mà không thấy sự xuất hiện của giáo viên. 

Được biết, sự việc này xảy ra tại lớp học mầm non tư thục tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Mẹ cháu bé đã có bài viết bày tỏ sự bức xúc và xót con trước những v.ết th.ương b.ầm tím như vậy. Nhiều người cũng chia sẻ, bình luận đòi công bằng cho những tổn thất về sức khỏe của bé gái 2 tuổi. 

Một vấn đề quan trọng mà hẳn ai cũng phải thừa nhận lúc này đó là, ngoài tổn thương về thể chất thì bé gái trong đoạn video sẽ còn một nỗi ám ảnh lớn hơn về mặt tinh thần, cần được người lớn quan tâm. Trong tình huống như thế, ảnh hưởng tâm lý mới thực sự là điều đáng lo đối với một cháu bé chỉ vừa tròn 2 tuổi.

Lên tiếng về sự việc, chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh - Đại học Sư phạm Hà Nội cho biết cô còn không dám xem hết clip vì thấy mấy bạn xông tới đánh, đập đầu bé gái xuống, nhảy lên người cắn mà rất đau lòng.

Nói về tâm lý thường thấy của các em nhỏ sau khi bị h.ành h.ung, cô Phương Anh cũng khẳng định: 'Nhìn chung, tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị b.ạo l.ực đã phải trải qua.

Các em học sinh là nạn nhân thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người…đó mới là điều đáng sợ và mất thời gian để giúp các em cân bằng lại về mặt tâm lý.'

Đối với phụ huynh của những trẻ là nạn nhân của việc h.ành h.ung, chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh gửi lời khuyên đến bố mẹ nên chú ý đến vấn đề tâm lý để đảm bảo nó không tác động tiêu cực đến học tập cũng như phát triển nhân cách của các em. 

Trước đó, Th.S Ngô Minh Uy (tổng thư ký Hội Khoa học tâm lý - giáo dục TP.HCM) cũng từng chia sẻ đối với những trường hợp tương tự, phụ huynh rất cần tôn trọng phản ứng của trẻ: 'Sau khi gặp sự cố, có thể trẻ bị sang chấn tâm lý, vì vậy cần có người thân túc trực bên cạnh để can thiệp kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện bất thường. Khóc, hoảng loạn... là những phản ứng thường xảy ra sau sự cố, do đó người thân có thể trấn an, khích lệ trẻ.

Đừng bắt trẻ phải kể lại sự việc, trừ trường hợp trẻ muốn tự mình nói về chuyện đó. Người thân cần tôn trọng phản ứng của trẻ.'

Th.S Lê Thị Mai Liên (giảng viên bộ môn tham vấn trị liệu tâm lý - khoa tâm lý học ĐH KHXH&NV TP.HCM) cho rằng những lúc như vậy, phụ huynh cũng cần tạo sự an tâm, giúp trẻ thấy tin tưởng: 'Người thân cần để trẻ có thời gian bình tĩnh, giúp trẻ cảm thấy tin tưởng để giãi bày cảm xúc về những gì đã trải qua. Đồng thời người thân nên giải thích cho trẻ hiểu tại sao trẻ lại bị như vậy, người thân đã cố gắng giúp đỡ bé ra sao...

Ngoài ra, người thân cần quan tâm đến nhu cầu của trẻ như được nghỉ ngơi; đồng thời chăm sóc, tránh la mắng lớn tiếng hoặc đổ lỗi cho trẻ đã gây ra sự cố.'

Sẽ không ai muốn con mình là nạn nhân của bất kỳ cuộc h.ành h.ung nào khi đến trường. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn kỹ càng một nơi an toàn để gửi gắm trẻ, phụ huynh cũng cần tìm hiểu học cách để 'xoa dịu tâm hồn' con sau những chấn thương tâm lý tuổi nhỏ - một việc hết sức cần thiết để bảo vệ và giúp con em phát triển một cách toàn diện, hạnh phúc hơn. 

Huỳnh Như (t/h)