Phụ Nữ Sức Khỏe

Trẻ sơ sinh mút ngón tay có tốt không? Sự khác nhau sau này của trẻ sơ sinh mút ngón tay và không mút ngón tay

Khi một đứa trẻ vừa mới chào đời, chúng ta có thể phát hiện ra một điều là khi trẻ sơ sinh được vài tháng tuổi, chúng thường nắm chặt các ngón tay của mình, và không bao giờ mở các ngón tay ra. Và đấy là đang thể hiện trẻ thiếu cảm giác an toàn, còn một nguyên nhân khác là do não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chưa điều khiển được ngón tay nên đương nhiên trẻ sẽ nắm chặt tay lại. Khi não bộ của trẻ phát triển hơn nữa, các ngón tay của trẻ dần linh hoạt hơn, đây là tiền đề để trẻ có thể mút ngón tay.

Người lớn thường thấy trẻ mút tay thì thấy không hợp vệ sinh nên thường làm gián đoạn động tác mút ngón tay của trẻ. Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ thích mút ngón tay thường có nhiều lợi thế hơn những đứa trẻ không thích làm điều đấy.

1) Trí tuệ xúc cảm hay còn gọi là EQ của trẻ rất cao

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ hay mút ngón tay có cơ địa tốt hơn, chúng có thể quan sát mọi thứ chi tiết hơn, đồng nghĩa với việc trí tuệ cảm xúc của chúng tương đối cao hơn.

Qua việc mút tay, trẻ từ rất nhỏ đã có năng lực rất tốt và cẩn thận hơn. Vì vậy, không phải vô lý khi trẻ em có trí thông minh cảm xúc cao. EQ của trẻ cao, càng có lợi cho việc tạo dựng chỗ đứng trong xã hội. Trẻ có khả năng kiềm chế cảm xúc tốt sau này sẽ có chỗ đứng trong xã hội và tập thể tổ chức, và việc mút tay cho thấy trẻ có năng lực này. Thậm chí trẻ có tài giỏi đên đầu thì bố mẹ nên trau dồi cho con thật tốt đức tính này.

2) Tỷ lệ làm những hành vi không tốt là ít

Khi còn nhỏ, các bé thường có một số hành vi không tốt như đánh người, cắn móng tay, … Điều này có thể là do sự bất an của chính em bé.

Và những đứa trẻ đã mút ngón tay ngay từ khi còn nhỏ, trong tim bọn chúng sẽ an toàn hơn. Điều này là vì chúng có thể tự kiểm soát hành vi, kiểm soát cảm xúc và kiểm soát trí não nhiều hơn nên không để xảy ra những chuyện nghiêm trọng với mình.

3) Tính cách vui vẻ

Việc mút tay tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực tế lại đòi hỏi rất nhiều công sức, đặc biệt khi mút tay chúng cần điều khiển các cơ não và miệng, thực tế để làm được không hề dễ dàng đối với trẻ.

Khi trẻ có thể làm được hành động này, bố mẹ nên vui mừng thay vì hạn chế lại hành vi này của trẻ. Thực ra, việc mút tay không phải chỉ để thỏa mãn cơn thèm ăn mà hơn hết là để thỏa mãn nhu cầu tâm lý của bản thân sau này, suy cho cùng thì thời gian cho trẻ mút như vậy cũng ngắn thôi sẽ không còn.

4) Độc lập hơn

Các cơ sở giáo dục có liên quan đã từng thực hiện một cuộc khảo sát như vậy rằng trẻ thích mút ngón tay sẽ tự lập hơn và không bị phụ thuộc quá nhiều vào sữa mẹ. Các em có chủ kiến ​​riêng nên dễ rời khỏi vòng tay bố mẹ, bởi vì chúng sẽ không quấy khóc không chịu lên nhà trẻ giống như một số bé khác. Thực chất đây đều là những dấu hiệu báo trước, cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng.

Ví dụ như ở trường tiểu học, những đứa trẻ có tính tự lập mạnh mẽ sẽ không gặp khó khăn, chúng sẽ lý trí hơn, đây là điều nằm trong cốt cách của chúng rồi.

5) Tăng cường sự phối hợp giữa tay và mắt

Hành động mút tay của trẻ không chỉ đơn giản như bề ngoài mà nó là kết quả của sự hợp tác của não bộ, cơ bắp và các hệ thần kinh khác, cũng như sự vận động của cánh tay. Việc trẻ bắt đầu mút tay có nghĩa là sự phát triển của trẻ đang tiến triển đến một mức độ nhất định, nếu trẻ có hành vi này ngay từ khi còn rất nhỏ thì xin chúc mừng, con bạn không phải người tầm thường đâu. Một đứa trẻ như vậy, khả năng thực hành và khả năng phối hợp của trẻ sẽ mạnh hơn những đứa trẻ khác không có hành vi này.

Các chuyên gia cho biết ý nghĩa của việc trẻ sơ sinh mút ngón tay khác với ý nghĩa của việc trẻ đã lớn rồi vẫn còn mút ngón tay.

Nếu sau 2 tuổi mà trẻ vẫn mút ngón tay, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân rồi kiên nhẫn khắc phục. Đừng để con cái bạn có thói quen "ăn ngón tay" lúc nào không hay.

Tóm lại: Trẻ mút tay là hành vi bình thường, và là điều phải trải qua theo quỹ đạo phát triển của trẻ, bố mẹ đừng quá lo lắng. Nhưng cũng không thể không quan tâm đến hành vi này của trẻ cứ mặc kệ cho tới khi chúng lớn hơn vẫn còn thói quen này. Biết thêm những kiến ​​thức về nuôi dạy con cái thực ra rất có lợi cho sự phát triển của trẻ, việc mút tay có rất nhiều lợi ích không chỉ cho não bộ mà cả cơ bắp, sự phối hợp, …

H. Hạnh (dịch)