- Giữ lại vỏ bí rồi cho vào nồi.
- Nạo sợi thịt bí (vì đây là bí xanh nên thịt mềm, nếu ninh cùng dễ bị chua nước và đục do bị nát nên sẽ nạo sợi để riêng).
- Phần ruột và hạt bí cắt khúc cho vào nồi cùng vỏ bí.
- La hán quả, đập vỡ vỏ ( nhớ chọn quà chín già, cứng vỏ và ruột đen sẽ thơm ngọt và đậm màu nước hơn).
1. Trường hợp nấu bí đao
- Ở bước nấu thì cho luôn sợi thịt bí vào ninh cùng là xong, chỉ cần đổ ngập nước (khoảng 1.5l - 2l nước) là được (thêm vài cái lá nếp cho thơm).
- Nên bổ nhỏ táo đỏ, để ngọt thơm ra được nhiều chất hơn.
- Nấu bằng chế độ nấu chậm với nhiệt độ thấp trong 4 tiếng là xong (nếu không có nồi này thì nấu bằng nồi gang hoặc nồi thường ở nhiệt độ thấp khoảng 4 tiếng là được).
- Nấu xong vớt bỏ xác bã, chắt lấy nước trong để nguội rồi cho vào chai giữ mát trong tủ lạnh được 7-10 ngày.
2. Trường hợp nấu bí xanh
- Để riêng thịt bí rồi trộn với đường phèn nếu thích ăn ngọt đậm, khoảng 200gram đường phèn hạt, đây là phần cốt bí.
- Nấu nhỏ lửa cho đến khi sợi bí trong veo và mềm thì xay nhuyễn rồi để nguội trữ riêng, khi ăn mới pha cùng phần trà.
3. Uống trà bí đao/bí xanh
- Nếu chỉ uống trà bí đao thì pha vài thìa cao trà với nước, đá, cốt bí (nếu nấu bí xanh) là được một ly mát lạnh ngon lành.
4. Uống trà sữa bí đao/bí xanh
Pha theo tỷ lệ:
- 2-3 thìa to cao bí đao với 1 thìa cốt bí (nếu làm bí xanh)
- 2-3 thìa sữa đặc có đường
- 50ml nước
- Đá viên, topping trân châu đường đen giòn, thạch An Cao Bằng.
Tuỳ khẩu vị mà pha cho vừa miệng, nếu thích có thể dùng sữa tươi thay sữa đặc.
Chúc các chị em thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng nhé!
* Nguồn: Facebook Phan Anh