Phụ Nữ Sức Khỏe

Tin được không: Giọng nói cũng có thể phát hiện bệnh tim mạch?

Ảnh minh họa: Internet

Bệnh động mạch vành là một trong những bệnh tim phổ biến nhất. Nếu các động mạch vành cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi mảng bám, nó sẽ gây ra đau thắt ngực, đau ngực, suy tim và trong trường hợp nghiêm trọng là nhồi máu cơ tim hoặc ngừng tim.

Khi nghiên cứu này được áp dụng vào thực tế lâm sàng, có thể phân tích giọng nói được thu thập bởi thiết bị di động, do đó chi phí chẩn đoán bệnh mạch vành thấp và có thể thực hiện từ xa.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập giọng nói của 108 người. Những người tham gia đã gửi ba mẫu giọng nói qua một ứng dụng dành cho thiết bị di động. Đó là một mẫu giọng đọc văn bản mô tả các sự kiện tiêu cực và nói về các tình huống tích cực. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng AI (trí thông minh nhân tạo) để đánh giá nguy cơ mắc bệnh động mạch vành bằng cách phân tích biên độ và cao độ giọng nói của bệnh nhân.

Hai năm sau, họ đã kiểm tra xem những người tham gia nghiên cứu có thực sự mắc bệnh hay không. Nhóm có điểm cao nhất về phân tích giọng nói có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành họ đã gặp các vấn đề chẳng hạn như đau ngực và đau tim, hoặc phải nhập viện vì bệnh này cao hơn 2,6 lần.

Mối liên hệ giữa giọng nói và bệnh động mạch vành vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, vì biên độ, giọng điệu và cường độ của giọng nói được điều khiển một cách vô thức bởi hệ thống thần kinh tự chủ, các nhà nghiên cứu suy đoán rằng nó có thể là một chỉ số về sức khỏe của tim, cũng nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống thần kinh tự chủ.

Tiến sĩ Alan Shugrew của Mayo Clinic đã tham gia vào nghiên cứu này cho biết "Phân tích giọng nói có thể được áp dụng trực tiếp cho các nền tảng kỹ thuật số như điện thoại thông minh. Nó rất có tiềm năng".

Nghiên cứu 'Noninvasive Voice Biomarker Is Associated With Incident Coronary Artery Disease Events at Follow-up' đã được công bố trên tạp chí 'Mayo Clinic Proceedings'.

(Theo Kormedi)

 

Hồng Hạnh (Dịch)