Phụ Nữ Sức Khỏe

Thấy trẻ có 8 biểu hiện sau: Cha mẹ cần hạn chế bỏ muối vào thức ăn ngay lập tức, tránh hệ lụy về sau!

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu đến từ muối và các gia vị như bột canh và nước mắm trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn và 7% từ thực phẩm tự nhiên.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng tiêu thụ tối đa cho 1 người trưởng thành mỗi ngày là: 2.000 mg natri, tương đương với một thìa 5 gam muối ăn. Đối với trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được khuyến cáo dưới 1,5 gam còn trẻ sơ sinh nên ăn dưới 0,3 gam muối.

Tất nhiên, việc hạn chế lượng muối ăn trong thức ăn của trẻ là trách nhiệm cha mẹ và người chăm sóc. Các chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên bắt đầu hạn chế muối cho trẻ từ sớm. “Khẩu vị của trẻ phát triển từ sớm. Thế nên, tránh xa muối hay dùng nhiều muối là thói quen mà trẻ sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.” Alison Mitzner, một bác sĩ nhi khoa ở New York, Mỹ cho biết.

Nếu cho trẻ ăn quá nhiều muối, điều gì sẽ xảy ra?

Đầu tiên là trẻ khát nước hơn, uống nước nhiều hơn dẫn tới đi tiểu cũng nhiều hơn để thải lượng muối đó ra ngoài. Điều đáng tiếc, đó là khi bị thải ra ngoài, không chỉ muối mà cả các ion quan trọng khác, trong đó có canx cũng theo ra ngoài.

Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu đã nghi nhận trẻ càng ăn mặn, tỷ lệ loãng xương càng cao.

Bên cạnh đó, dưới 3 tuổi thận của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Chỉ 3 tuổi trở lên, chức năng hoạt động của thận mới hoạt động ngang người lớn.

Mẹ nên nhớ, đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm thì trong thức ăn dặm, trái cây, sữa… đã chứa lượng muối vừa đủ cho cơ thể (thậm chí còn nhiều hơn 1gr muối). Việc nêm thêm muối vào đồ ăn của trẻ là không tốt, sẽ chỉ làm thận của trẻ thêm quá tải mà thôi.

Độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn, nếu là trẻ 1 tuổi. Thận không đủ sức lọc nổi muối sẽ sinh hư tổn. Tác hại của việc cho trẻ ăn mặn về lâu về dài đó là con các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp…

Ảnh minh họa: Internet

Dưới đây là 8 dấu hiêu thường gặp giúp các bậc phụ huynh nhận biết liệu con mình có đang ăn muối quá mức hay không:

  • Khát quá mức

Vì natri có tính chất giữ nước nên càng nhiều natri thì cơ thể càng cần nhiều nước hơn. Nếu bạn nhận thấy con mình có dấu hiệu khát nước không có lý do, ví dụ khi thời tiết không nóng hoặc không phải sau khi vận động, hãy xem lại lượng natri trong chế độ ăn của trẻ. Chúng ta cần tính đến tất cả các loại thực phẩm, từ bữa ăn ở nhà và ở trường đến các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ và đồ uống. Cần lưu ý là nhiều loại thức uống thể thao được quảng cáo như một thức uống lành mạnh cho trẻ em lại có chứa nhiều natri.

  • Thèm ăn mặn

Muối làm cho thức ăn ngon hơn rất nhiều, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi con bạn thích ăn một túi khoai tây chiên hơn là một củ cà rốt. Nếu con bạn từ chối mọi đồ ăn nhạt, hãy cho trẻ làm quen với các loại thảo mộc và gia vị khác nhau trong chế biến, chẳng hạn như thay muối hoặc nước mắm bằng hành ngò hoặc tiêu trong món trứng chiên.

Ảnh minh họa: Internet
  • Cao huyết áp

Theo một nghiên cứu đăng trên American Family Physician, có 7% trẻ em độ tuổi từ 3 đến 18 bị tiền cao huyết áp hoặc huyết áp cao,. Giống với người trưởng thành, tình trạng huyết áp cao ở trẻ em thường diễn ra một cách thầm lặng. Khi huyết áp tăng, các thành động mạch dày lên, dễ dẫn đến mắc bệnh tim mạch. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatrics) khuyến nghị kiểm tra huyết áp khi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho trẻ em từ 3 tuổi trở đi.

  • Nước tiểu có màu vàng sẫm

Tiêu thụ quá nhiều muối ăn là một trong các lý do khiến nước tiểu của trẻ có màu vàng sẫm. Tình trạng nước tiểu màu vàng, sẫm màu và nặng mùi rất phổ biến ở mọi lứa tuổi khi tiêu thụ nhiều muối ăn, kể cả trẻ em.

  • Sử dụng thực phẩm đóng gói

Hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói đều chứa hàm lượng natri cao. Vậy nên tốt nhất hãy tránh xa chúng – kể cả vào bữa trưa của trẻ. Thay vào đó, hãy thay thế bằng những lựa chọn lành mạnh hơn như thức ăn tự chế biến (với ít muối), trái cây và rau củ, kết hợp với các phương pháp chế biến khác nhau như nướng, luộc, hấp.

  • Tăng cân dù không dùng đồ ngọt hoặc chất béo

Các bậc cha mẹ thường chú ý đến đồ ngọt và chất béo như là nguyên nhân dẫn đến béo phì, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân lại có thể liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều muối ăn. Ngoài việc kiểm soát lượng đường và thức ăn giàu chất béo, cha mẹ nên kiểm soát các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng muối và natri cao để đảm bảo lượng natri trẻ tiêu thụ nằm trong phạm vi khuyến nghị phù hợp với độ tuổi.

Ảnh minh họa: Internet
  • Đi ăn ngoài thường xuyên

Ăn ở nhà hàng, nhất là quán ăn nhanh, đôi khi vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian nhưng lại có thể gây hại cho cơ thể của trẻ. Các bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế ăn ngoài không quá hai tuần một lần. Khi ăn nhà hang, bạn có thể yêu cầu họ giảm muối khi chế biến món ăn.

  • Cha mẹ tiêu thụ quá nhiều muối

Trẻ có xu hướng học theo những hành vi của cha mẹ mình! Mặc dù các bậc phụ huynh có thể sử dụng một ít muối trong nấu nướng (đặc biệt là để làm đậm đà hơn các món thịt và rau), nhưng nếu họ thích ăn các món ăn chế biến sẵn và ăn mặn thì sẽ khó có thể ngăn con bạn cũng ăn tương tự.

Ảnh minh họa: Internet

Một số càng ăn muối càng thấy thèm muối, đến khi nhận ra hầu như rất khó ăn nếu không dùng muối, nước mắm, nước tương. Thậm chí họ ăn muối không, hoặc ăn trái cây chấm nhiều muối.

Trên đây là những dấu hiệu gợi ý rằng con bạn có thể đang dùng nhiều muối hơn so với mức có lợi cho sức khỏe tim mạch. Cũng có thể điều này còn đến từ bệnh khác chứ không riêng gì việc ăn muối. Cần chú ý khi có các dấu hiệu này, bạn nên xem lại các bữa ăn trước có ăn loại thức ăn nào nhiều muối quá hay không, cố gắng uống đủ nước (trừ trường hợp đã bị phù), tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị và quan trọng nhất là điều chỉnh chế độ ăn theo hướng giảm mặn.

Q.Duyên (t/h)