Phụ Nữ Sức Khỏe

'Thầy ông nội' có dấu hiệu phạm tội loạn luân, CĐM thắc mắc '86 tuổi vẫn còn khả năng sinh sản? Sinh con cận huyết nhưng vẫn khỏe mạnh?'

Mấy ngày gần đây vụ việc tại Tịnh thất Bồng Lai khiến cho nhiều người quan tâm. Đáng chú ý hơn cả là việc ông Lê Tùng Vân (SN 1932) có dấu hiệu phạm tội: loạn luân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân. Hiện Cơ quan an ninh điều tra vẫn đang thẩm vấn, lấy lời khai các cá nhân có liên quan.

Được biết, đa số các trẻ em sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai đều có quan hệ huyết thống (cha-con) với Lê Tùng Vân. Đặc biệt là có trường hợp trẻ sinh năm 2018, có nghĩa thời điểm đó Lê Tùng Vân đã 86 tuổi.

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra rằng "Liệu người đàn ông khi đã gần 90 tuổi có còn khả năng tình dục và sinh con hay không? Một bác sĩ chuyên ngành Hỗ trợ sinh sản cho hay, nam giới dù tuổi đã cao nhưng vẫn có khả năng sinh con là chuyện bình thường. Càng lớn tuổi thì chất lượng tinh dịch giảm. Nhưng khả năng giảm sinh tinh chậm hơn rất nhiều so với nữ giới.

Đối với nữ giới bước vào tuổi 40, chất lượng buồng trứng đã giảm một cách rõ rệt. Thì ở nam giới quá trình đó sẽ chậm hơn rất nhiều. Vì vậy mà những người 70 tuổi, thậm chí 80, gần 90 tuổi vẫn sinh con khỏe mạnh.

"Do tinh hoàn của nam giới luôn duy trì số lượng tế bào gốc, nguyên bao tinh (tế bào đầu dòng) sản sinh ra tinh trùng một cách liên tục", chuyên gia này nói.

Ông Lê Tùng Vân bị khởi tố tội loạn luân

Nam giới mỗi một lần xuất tinh có hàng trăm triệu tinh trùng được xuất ra. Con khỏe nhất là con xuất sắc nhất, có đủ lực để bơi đến gặp trứng. Nếu như bộ nhiễm sắc thể không có gì bất thường thì người nam giới lớn tuổi hoàn toàn vẫn có thể sinh ra con khỏe mạnh bình thường.

Khi được hỏi về vấn đề sinh con cận huyết, Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà) trao đổi với PV Doanh nghiệp và Tiếp thị cho biết "đối với trường hợp của Lê Tùng Vân là hành vi không thể chấp nhận được, việc sinh con cận huyết thống sẽ để lại rất nhiều nguy cơ. 

Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi. Những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết làm tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi.

Người kết hôn cận huyết có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt như: Bệnh mù màu (Không phân biệt được màu xanh, màu đỏ); Bệnh bạch tạng, da vẩy cá; Bệnh tan máu bẩm sinh..."

Huyền Trân (TH)